9 Lỗi học sinh cần tránh khi làm bài thi trắc nghiệm môn toán

Không ai là hoàn hoàn hảo cả, con người khi sinh ra đều có những thiếu sót nhất định nào đó. Tức là không phải học sinh giỏi nào cũng làm tốt tất cả bài thi trắc nghiệm, những cũng không có nghĩa là học sinh trung bình không thể làm tốt hơn được. 10 Lỗi học sinh cần tránh khi làm bài thi trắc nghiệm môn toán dưới đây sẽ giúp ích các bạn được ít nhiều.

1. Đọc không kỹ đề bài:

Đây là một lỗi rất nguy hiểm, chẳng hạn đề yêu cầu tìm mệnh đề sai nhưng thí sinh lại đi tìm mệnh đề đúng. Đề cho đồ thị của f’(x) lại nhầm thành đồ thị của f(x). Trong đề thi thông thường những mệnh đề sai thì thường được tô đậm từ “Sai” trong câu hỏi để giúp học sinh dễ nhận thấy. Tuy nhiên học sinh nên có thói quen gạch chân các từ quan trọng trong đề để tránh nhầm lẫn, mất điểm câu dễ.

van-de-ban-dang-gap-phai-khi-hoc-toan

2. Nhầm lẫn các khái niệm, các tính chất:

Khi xét tính biến thiên của hàm số bậc nhất/bậc nhất có chưa tham số m, khi tính y’ các em chỉ cần xét y’>0 hoặc y'<0 là được. Vì trên tử của y’ lúc này là hằng số do đó không cần điều kiện bằng 0. Nhiều bạn xét cả điều kiện tử bằng 0 dẫn tới sai điều kiện của m.

Nhiều học sinh thì lại cho rằng hình chóp đều thì có tất cả các cạnh bằng nhau, nhưng thực ra thì không phải vậy. Hay hình lăng trụ tam giác đều thì nó sẽ là hình lăng trụ đứng nhưng nhiều học sinh không rõ chỗ này. Học sinh nên học kỹ các khái niệm cơ bản. Phân biệt các tính chất hay nhầm.

Xem thêm:

3. Xét không hết các trường hợp:

Ví dụ như hệ số có tham số khi xét tính đồng biến nghịch biến của hàm số (xét bằng 0, khác 0), Phương trình bậc hai có 2 nghiệm thì phải có hai trường hợp là: có hai nghiệm bằng nhau (nghiệm kép) hoặc có hai nghiệm phân biệt. Nhưng khi làm bài thì học sinh thường chỉ nghĩ tới trường hợp phương trình có 2 nghiệm phân biệt (Delta>0)… Học sinh nên thường xuyên tự hỏi: Liệu kết quả có đáng tin cậy? Còn trường hợp nào khác không?

4. Không đặt điều kiện:

Lỗi này thường dẫn đến việc thừa nghiệm của phương trình, bất phương trình. Thí sinh nên có thói quen đặt điều kiện và giải đúng điều kiện trước khi biến đổi biểu thức đại số. Chẳng hạn như những phương trình có ẩn ở mẫu (mẫu khác 0) hay phương trình chứa căn thức (biểu thức dưới dấu căn phải không âm)…

sai-lam-khi-bien-luan-nghiem-phuong-trinh-chua-an-o-mau

5. Biến đổi sai, tính toán sai:

Như chuyển vế không đổi dấu, bình phương khi không tương đương, không quan tâm đến cơ số khi giải bất phương trình mũ hay logarit… Để khắc phục, học sinh nên có thói quen biến đổi 2 lần, kiểm tra lại tính toán ngay lúc đấy hoặc thử lại bằng máy tính. Thử lại là một biện pháp kiểm tra có nhiều tác dụng.

6. Ngộ nhận về kết quả tổng quát khi mới biết trường hợp riêng:

Như khi làm bài tập tìm tiệm cận đứng của đồ thị hàm số học sinh chỉ quan tâm tới việc giải phương trình dưới mẫu và kết luận ngay. Trong khi đó 1 số nghiệm ở mẫu vẫn có thể bị triệt tiêu với nghiệm của tử. Từ đó dẫn tới kết luận vội vàng và sai, dẫn tới mất điểm.

Hoặc khi giải phương trình, thí sinh “mò” được 1 nghiệm và vội vã kết luận ngay, trong khi có thể còn thiếu nghiệm.

7. Bấm máy tính sai:

Chẳng hạn như bị thiếu dấu ngoặc hay để nhầm đơn vị góc là độ trong khi cần đơn vị là radian. Thí sinh luôn luôn quan sát kỹ phần nhập vào trên máy tính, chỉ khi tin cậy rồi mới bấm ra kết quả.

may-tinh-cam-tay-casio-570-vn-plus-hay-vinacal-570-es-plus-ii

8. Phân bổ thời gian không hợp lý:

Khi làm xong câu dễ học sinh lại quá sa đà vào 1 số câu khó, làm mất thời gian của các câu khác. Mỗi câu khó cũng chỉ là 0,2 điểm. Có lẽ không nên dùng quá 6 phút cho một câu, dù là khó. Nói như vậy thì thời gian dành cho câu khó ở đề thi thpt Quốc Gia năm 2018 dành cho câu khó là không thể được, vì phải lên tới 10 phút hay 15 phút 1 câu.

9. Không tô hết 50 câu:

Dù làm được hay không cũng nên tô hết 50 câu trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Áp dụng phương châm “tô nhầm còn hơn bỏ sót”. Tô mờ, tô sót hoặc tô 2 ô là những lỗi đáng tiếc cần tránh. Học sinh nên dùng bút chì phù hợp, khi tô thì tô kín ô, khi tẩy thì tẩy sạch.

Hy vọng với chia sẻ trên đây của Hoctoan24h.net về những lỗi học sinh cần tránh khi làm bài thi trắc nghiệm môn toán sẽ giúp các bạn có thêm chiến lược ôn thi hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn, luyện thi cho kì thi năm 2019 thật tốt.

SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!