Xin chào các bạn, hôm nay thầy gửi tới các bạn 3 bài tập cơ bản. Nếu là một học sinh chưa học tốt phần này thì các bạn nên xem chi tiết để có thể hiểu rõ hơn.
Bài 1: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm $A(1;-2;4)$ và vuông góc với đường thẳng đi qua hai điểm $B(3;2;-1); C(-2;1;-3)$ cho trước
Bài 2: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm hai điểm $A(3;1;-1)$ và $B(2;-1;4)$ và vuông góc với mặt phẳng $(Q):2x-y+3z-1=0$ cho trước
Bài 3: Lập phương trình mặt phẳng (P) đi qua điểm $M(1;0;-2)$ và vuông góc với hai mặt phẳng $(Q):2x+y-z-2=0; (R): x-y-z-3=0$ cho trước
Trong chuyên đề về phương trình mặt phẳng trong không gian ở phần trước, thầy có gửi tới các bạn lý thuyết cơ bản của phương trình mặt phẳng. Đồng thời kèm theo trong bài viết là hai bài tập cơ bản áp dụng lý thuyết có hướng dẫn giải tóm tắt. Và với hướng dẫn tóm tắt đó thầy nghĩ rằng nếu các bạn xem kỹ lý thuyết thì sẽ làm được thôi.
Trong bài giảng hôm nay thầy gửi tới các bạn 3 bài tập lập phương trình mặt phẳng trong không gian có lời giải chi tiết bằng video. Đây là bài giảng với kiến thức cơ bản giúp các bạn nắm rõ hơn về phương trình mặt phẳng và cách viết chúng.
Xem thêm bài giảng: 4 dạng toán viết phương trình mặt phẳng trong không gian phải dùng
Việc lập phương trình mặt phẳng trong không gian với 3 bài tập trên không quá khó, các bạn chỉ cần xem kĩ lý thuyết về phương trình mặt phẳng thì sẽ giải đươc. Trước khi xem video bài giảng thì các em nên chuẩn bị giấy bút để chúng ta tiến hành suy nghĩ và tìm lời giải cho bài toán đã. Nếu bạn nào chưa tìm được phương trình mặt phẳng thì sử dụng hướng dẫn “QUA LOA” dưới đây.
Hướng dẫn:
Bài 1: Mặt phẳng (P) đi qua A và nhận véctơ pháp tuyến là $\vec{BC}$
Bài 2: Mặt phẳng (P) đi qua A và nhận $\vec{AB}$ và véctơ pháp tuyến của (Q) làm 1 cặp véctơ chỉ phương
Bài 3: Mặt phẳng (P) đi qua M và nhận véctơ pháp tuyến của mặt phẳng (Q) và mặt phẳng (R) làm cặp véctơ chỉ phương.
Có thể bạn quan tâm:
1. Bài giảng thể tích khối chóp
2. Sai lầm thường gặp khi tính tích phân
Những bạn nào chưa giải được và đã giải được thì cũng nên xem video bài giảng dưới đây để thấy được tại sao học sinh chưa giỏi nên xem bài giảng này. Và liệu sau khi xem lời giải được trình bày trong video thì các bạn có còn “chưa giỏi” với dạng bài tập lập phương trình mặt phẳng không nhé.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Thầy đưa thêm nhiều bài về mặt phẳng Oxyz được không ạ?
có thời gian thầy sẽ gửi thêm bài tập về dạng này. cám ơn em .