Bài viết này mình sẽ giới thiệu với các bạn những dạng bài tập phương trình tiếp tuyến của đường tròn cơ bản nhất. Mình sẽ đưa ra phương pháp giải cho từng dạng cụ thể và áp dụng ngay vào bài tập
Dạng 1: Tiếp tuyến tại một điểm $M(x_0;y_0)$ thuộc đường tròn. Ta dùng công thức:
– Nếu phương trình đường tròn là: $(x – a)^2+(y – b)^2= R^2$ thì phương trình tiếp tuyến là:
$(x_0 – a)(x- x_0) + (y_0 – b)(y- y_0) = 0$ với tâm $I(a;b)$
Dạng 2: Tiếp tuyến vẽ từ một điểm $I(x_0, y_0)$ cho trước ở ngoài đường tròn.
Viết phương trình của đường thẳng d qua $I(x_0, y_0)$:
$y – y_0= m(x – x_0)\Leftrightarrow mx – y – mx_0+ y_0= 0$ (1)
Cho khoảng cách từ tâm I của đường tròn (C) tới đường thẳng d bằng R, ta tính được m; thay m vào (1) ta được phương trình tiếp tuyến.
* Ghi chú: Ta luôn luôn tìm được hai đường tiếp tuyến.
Dạng 3: Tiếp tuyến d song song với một đường thẳng có hệ số góc k.
Phương trình của đường thẳng d có dạng:
$y = kx + m$ (m chưa biết) $\Leftrightarrow kx – y + m = 0$
Cho khoảng cách từ tâm I đến d bằng R, ta tìm được m.
Bài tập phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Bài tập 1: Viết phương trình tiếp tuyến của của đường tròn (C) tại điểm $M(3;4)$ biết đường tròn có phương trình là: $(x-1)^2+(y-2)^2=8$
Hướng dẫn:
Đường tròn (C) có tâm là điểm $I(1;2)$ và bán kính $R=\sqrt{8}$
Vậy phương trình tiếp tuyến với (C) tại điểm $M(3;4)$ là:
$(3-1)(x-3)+(4-2)(y-4)=0$
$\Leftrightarrow 2x+2y-14=0$
Tham khảo thêm bài giảng:
- Tìm tọa độ tâm và bán kính của đường tròn
- Viết phương trình đường tròn đi qua 3 điểm không thẳng hàng
- 9 bài toán tiếp tuyến của đường tròn có thể bạn chưa biết?
Bài tập 2: Cho đường tròn (C) có phương trình: $x^2+y^2-4x+8y+18=0$
a. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua $A(1;-3)$
b. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) đi qua $B(1;1)$
c. Viết phương trình tiếp tuyến của (C) vuông góc với đường thẳng có phương trình $3x-4y+5=0$
Hướng dẫn:
Các bạn hoàn toàn xác định được tâm $I(2;-4)$ và bán kính $R=\sqrt{2}$
a. Với ý này trước tiên các bạn cần kiếm tra xem điểm $A(1;-3)$ có thuộc đường tròn (C) hay không? Nếu thuộc thì quy về bài toán viết phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại tiếp điểm, ngược lại ta thì ta có lời giải khác.
Các bạn thay tọa độ của điểm $A(1;-3)$ vào phương trình đường tròn (C) thấy thỏa mãn. Do đó điểm $A$ sẽ thuộc đường tròn (C).
Vậy phương trình tiếp tuyến đi qua $A$ có dạng là:
$1.x-3y-2(x+1)+4(y-3)+18=0$
$\Leftrightarrow x-y-4=0$
b. Các bạn thay tọa độ của điểm $B$ vào phương trình đường tròn (C) thì thấy không thỏa mãn. Do đó điểm B không thuộc đường tròn (C). Khi điểm $B$ không thuộc đường tròn (C) thì ta không sử dụng cách trên được. Vậy ta phải tiến hành ra sao? các bạn theo dõi tiếp.
Trước tiên các bạn gọi phương trình đường thẳng đi qua điểm $B(1;1)$ với hệ số góc $k$ là $\Delta$: $y=k(x-1)+1\Leftrightarrow kx-y-k+1=0$
Để đường thẳng $\Delta$ là tiếp tuyến của dường tròn (C) thì khoảng cách từ tâm $I$ tới đường thẳng $\Delta$ phải bằng bán kính $R$.
Ta có: $d_{(I,\Delta)}=R$
$\Leftrightarrow \frac{|2k+4-k+1|}{\sqrt{k^2+1}}=\sqrt{2}$
$\Leftrightarrow |k+5|=\sqrt{2(k^2+1)}$
$\Leftrightarrow k^2+10k+25=2k^2+2$
$\Leftrightarrow k^2-10k-23=0$
$\Leftrightarrow k=5-4\sqrt{3}$ hoặc $k=5+4\sqrt{3}$
+. Với $ k=5-4\sqrt{3}$ ta có phương trình tiếp của (C) là: $y=(5-4\sqrt{3})x-5+4\sqrt{3}+1\Leftrightarrow y=(5-4\sqrt{3})x-4+4\sqrt{3}$
+. Với $ k=5+4\sqrt{3}$ ta có phương trình tiếp của (C) là: $y=(5+4\sqrt{3})x-5-4\sqrt{3}+1\Leftrightarrow y=(5-4\sqrt{3})x-4-4\sqrt{3}$
c. Ở ý này liên quan tới đường thẳng vuông góc, tiện đây mình sẽ nói luôn cả về đường thẳng song song liên quan tới hệ số góc.
Cho hai đường thẳng $d_1; d_2$ lần lượt có hệ số góc là: $k_1; k_2$
+. Nếu hai đường thẳng song song với nhau thì hai hệ số góc bằng nhau, tức là: $k_1=k_2$
+. Nếu hai đường thẳng vuông góc với nhau thì tích hai hệ số góc bằng $-1$, tức là: $k_1.k_2=-1$
Quay trở lại và áp dụng vào bài toán này thì tiếp tuyến cần tìm vuông góc với đường thẳng $3x-4y+5=0$. Đường thẳng này có hệ số góc là $\frac{3}{4}$. Vậy phương trình tiếp tuyến sẽ có hệ số góc là $-\frac{4}{3}$
Gọi phương trình tiếp tuyến là $\Delta$ có dạng: $y=-\frac{4}{3}x+m\Leftrightarrow 4x+3y-3m=0$
Vì đường thẳng $\Delta$ là tiếp tuyến của đường tròn (C) nên ta có:
$d_{(I,\Delta)}=R$
$\Leftrightarrow \frac{|4.2+3(-4)-3m|}{\sqrt{25}}=\sqrt{2}$
$\Leftrightarrow |-3m-4|=5\sqrt{2}$
$\Leftrightarrow 9m^2+24m-34=0$
$\Leftrightarrow m=\frac{-4+5\sqrt{2}}{3}$ hoặc $m=\frac{-4-5\sqrt{2}}{3}$
Với $ m=\frac{-4+5\sqrt{2}}{3}$ thì phương trình tiếp tuyến là: $y=-\frac{4}{3}x+\frac{-4+5\sqrt{2}}{3}$
Với $m=\frac{-4-5\sqrt{2}}{3}$ thì phương trình tiếp tuyến là: $y=-\frac{4}{3}x+\frac{-4-5\sqrt{2}}{3}$
Trên đây là một số dạng bài tập phương trình tiếp tuyến các bạn có thể gặp. Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy chia sẻ tới bạn bè của mình, commnent trong khung bên dưới để bày tỏ ý kiến của bạn.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Rất cảm ơn bạn đã có những lời giả hay
Tiếp tuyến qua điểm R bị sai.
Thấy hướng dẫn em bài này với ạ:
Viết pt đường tròn có tâm I (-3;4) và đi qua A (7;2)
Làm sao để tìm được R vậy thầy?
Em xem bài giảng này nhé: https://hoctoan24h.net/viet-phuong-trinh-duong-tron-biet-tam-va-ban-kinh/
R=Véctơ IA=căn bậc2của(xb-xa)^2+(yb-ya) cái này học rồi mà
Xin hỏi thầy giáo, bình phương AB bằng tích 2 đoạn BC X CD ? trong đó AB là tiếp tuyến với đường tròn ( tiếp tuyến tại A), BD là cát tuyến cắt đường tròn tại C và D.
Xin cảm ơn thầy giáo
( Ông ngoại 60 tuổi hỏi )
Chú xét 2 tam giác đồng dạng ABC và DBA vì có góc ABC chung và góc BAC = góc ADC (=1/2 sđ cung AC)
Từ đó có tỷ số: AB/BC = BD/AB => AB^2 = BC.BD
Cám ơn chú đã quan tâm tới blog. Hãy ghé thăm thường xuyên để cập nhật bài viết mới nhất. Chúc chú sức khỏe để sum vầy và giúp đỡ đc nhiều hơn cho con cháu.
Thầy: phương trình đường tròn: x mũ2+y mũ2−4x+8y−18=0
Tâm I (2; -4) và bán kính R= căn 2 ???
Em nghĩ là bán kính R = căn 38. phải ko thầy?
Đúng rồi em nhé. Thầy update lại bài tập rồi nhé.
Phương trình tiếp tuyến dạng 1 bị sai. Không có R^2.
C1:Chứng minh : (1- sin^2 @ ).cos^2 @ +(1 – cot^2 @)= sin^2 @
C2:Trong mặt phẳng x0y (C) có pt:
x^2 + y^2 -6x +2y +5 =0 và M (0;-7) N (-4;1)
a,Viết pt tổng quát MN
b,Viết pt tổng quát vs C biết tiếp tuyến tâm giác vuông góc : x+y+1=0
Thầy giải giúp e vs ạ
Em có thể gõ lại cho chính xác và đúng câu từ của bài toán được không?
Thầy ơi tại sao pt của đt d qua điểm I có dạng y- yo =m(x-xo) vậy?
diem A(-1;0) nếu thay vô phuong trinh (c) đâu có = 0 đâu thầy?
thầy ơi viết PT tt đường tròn biết hoành độ.Làm thế nào ạ
Nếu biết hoành độ tiếp điểm, em thay giá trị hoành độ vào pt đường tròn tìm tung độ. Khi biết được tọa độ tiếp điểm rồi em sẽ viết đc pttt
Thầy ơi, viết pt tiếp tuyến của (C) x^2+y^2 -2=0 và // với d: X-y+2=0
thầy ơi cho r hỏi đc k ạ
Thầy giúp gì đc bạn nhỉ?
sao hệ số góc lại là 3/4 ạ
lập phương trình tiếp tuyến đường tròn cắt hai trục tọa độ tạo tam giác có diện tích bằng 4.(c) (x-2)^2+(y-4)^2 =4
phương trình tiếp tuyến là : (xo-a)(x-xo) + ( yo-b)(y-yo) chứ thầy
các ac cho em hỏi . em vẫn chưa hiểu tìm tâm I kiểu gì ạ . ai giúp em vs
Thầy ơi để viết phương trình tiếp tuyến của 1 điểm không thuộc đường tròn (C) thì làm như nào ạ
Giải dùm em câu
Cho đtr (C): x^2+y^2 -4x-2y-5=0 và điểm A(-2;3). Gọi AT là tiểp tuyến với (C) vẽ từ A,T là tiếp điểm. Độ dài AT bằng bn?
Em tìm tâm I và bán kính R của đường tròn ra nhé.Sau đó tính độ dài đoạn AIvà có R=IT
Xét tam giác vuông ATI vuông tại T có $AT^2=AI^2-IO^2$
Cho phương trình đường tròn (C) (x-1)^2+(y+2)^2 = 9/2. Tìm các điểm trên trục Oy mà từ đó kẻ được hai tiếp tuyến của (C) vuông góc với nhau. Giúp em với
bài rất hữu ích và dễ hiểu <3 cảm ơn thầy nhiều ạ
làm sao mà từ 3/4 lại thành -4/3 vậy ạ
vì nó là hai đường thẳng vuông góc em nhé.
Thầy ơi bài 2 câu c phần d(i,∆)=R ấy ạ
Phép tính đầu tại sao ra căn 25 được vậy ạ
giúp vs ạ
cho tam giác abc có 2 đường cao bd và ce cắt nhau tại H
a)cmr 4 điểm A,D,H,E cùng thuộc 1 đường tròn,xác định tâm 0
Như nào là thỏa mãn v thầy chung chung quá
Thầy ơi tìm góc của hai tiếp tuyến của hai đường tròn làm như nào ạ