Prashant Bagdia là một ứng viên đã lọt vào vòng phỏng vấn cuối cùng của tập đoàn công nghệ Microsoft. Những câu hỏi chuyên môn không làm khó được Prashant Bagdia cho đến khi câu hỏi cuối cùng về toán học được đặt ra
Xem thêm:
- Đừng bao giờ cãi nhau với thằng ngu
- Con học giỏi 12 năm sao lại trượt đại học
- Đợi người cho cá không bằng tự mình câu cá
Câu hỏi của Microsoft như sau:
Tính diện tích của một tam giác vuông biết chiều dài cạnh huyền là 10, chiều cao hạ từ đỉnh góc vuông bằng 6 (xem hình vẽ)
Nhiều người sẽ cho rằng đây chỉ là bài toán hình học cấp 2 đơn giản, thậm chí nhiều học sinh cấp 1 cũng có thể giải được. Một câu hỏi quá dễ cho một cuộc phỏng vấn ở tập đoàn hàng đầu thế giới chăng?
Bagdia cũng đã nghĩ vậy và cho rằng đây là một câu hỏi mẹo, chắc phải có gì đó ẩn đằng sau nó. Nhưng dù đã suy tính kỹ càng mà không phát hiện ra điều gì, anh đã quyết định đưa ra câu trả lời dựa trên kiến thức cơ bản. Và đáp án của Bagdia: Diện tích tam giác vuông này là (6×10):2= 30.
Sau khi nghe đáp án của Bagdia, người phỏng vấn đã hỏi lại: “Anh chắc chắn về đáp án này chứ? Hãy thử lại lần nữa.”
Bagdia lại tính toán và suy nghĩ, cuối cùng anh trả lời: “Tôi chắc chắn đáp án của câu hỏi này là 30. Ngài muốn tôi suy nghĩ khác là để làm rối trí tôi, để tôi đưa ra đáp án sai cho câu hỏi cơ bản này.”
Nhưng người phỏng vấn lại đưa ra đáp án rằng: Tam giác như vậy không hề tồn tại.
Câu hỏi này tuy có vẻ đơn giản nhưng các ứng viên muốn trả lời được cần phải tư duy theo nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó bao gồm cả tính logic của đề bài.
Bagdia đã trượt vòng phỏng vấn của Microsoft trong tình trạng mông lung bởi không hiểu tam giác đã cho vô lý ở chỗ nào.
PS: Giúp Bagdia một chút: Cạnh huyền BC=10 thì chiều cao AH tối đa là 5.
Ở đây các em có thể dựa vào hệ thức lượng trong tam giác vuông và cách tìm giá trị lớn nhất của hàm bậc hai để giải thích và đưa ra đáp án nhé.
Hãy comment lời giải của bạn trong khung bình luận phía dưới.
(theo mathvn.com)
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
10 x 6 : 2 = 30 chắc vậy :))
Đặt AB=a, AC=b, BC=a, AH=h để dễ theo dõi.
Theo biểu thức lượng giác trong tam giác đã nêu, ta có:
b*c = h*a (1)
h^2 = b’*c’ = (b*cosABC)(c*cosACB) (2)
Từ (2) = (b*cosABC)(c*cos(90-ABC)) = (b*cosABC)(c*cosABC) (tam giác vuông ABC vuông tại A).
= b*c*cosABC*sinABC
Thay (1) vào (2), ta có:
h^2 = h*a*sinABC*cosABC
hay h = a*sinABC*cosABC
vi sinABC*cosABC = 1/2*sin2(ABC) do do giá trị lớn nhất của tích này là 1/2 (sin 1 góc lớn nhất = 1), vì vậy h có giá trị lớn nhất = 1/2*a = 1/2*10 = 5.
em thì giải như này:
cũng giả sử 2 cạnh còn lại là a,b thì được phương trình:
(a x b)/2 = (AH.BC)/2
(a x b) = AH.BC
Thay số vào được: a x b = 10xAH
Theo bdt cosi: 2ab=< a2 + b2
Nên suy ra: 2 x 10 x AH 2 x 10 X AH AH <= 5
Giá trị lớn nhất của AH chỉ có thể là 5 ( khi dấu = xảy ra )
tam giác vuông đá có đường cao nên sẽ không AH không phải là đường cao