Cách tính đạo hàm của hàm căn thức

Đạo hàm có một ứng dụng rất lớn trong chương trình học của chúng ta. Các bạn có thể dùng đạo hàm để khảo sát hàm số, dùng đạo hàm để tìm nghiệm của phương trình… Nhưng để có thể ứng dụng được đạo hàm vào giải toán thì trước tiên các bạn cần phải nhớ và vận dụng được một cách cơ bản nhất các công thức của đạo hàm.

Các công thức cơ bản dành cho tính đạo hàm của hàm cơ bản thì không có vấn đề gì khó cả. Các bạn chỉ cần học thuộc công thức là giải được ngay thôi. Trong bài giảng này thầy muốn hướng dẫn các bạn cách sử dụng công thức để tính đạo hàm của hàm căn thức.

Công thức tính đạo hàm của hàm căn thức

Đối với hàm số có chứa căn thức thì chúng ta thường sử dụng 2 công thức đạo hàm sau để tính:

$(\sqrt{x})’=\frac{1}{2\sqrt{x}}$ và $(\sqrt{u})’=\frac{u’}{2\sqrt{u}}$

Trong đó $u$ là hàm hợp.

Ngoài ra các bạn cần sử dụng tới một số công thức nữa để tính đạo hàm cho hàm chứa căn bậc 3, căn bậc 4, căn thức dưới mẫu…

$(u^{\alpha})’ = \alpha.u^{\alpha-1}.u’$;               $\left (\frac{1}{u}\right )’ = -\frac{u’}{u^2}$

Nếu trong hàm số có chứa cả lượng giác hay hàm số mũ, hàm số logarit thì các bạn cần phải biết kết hợp hết tất cả các công thức đạo hàm.

Ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng làm một số dạng bài tập chứa căn thức.

Xem thêm bài giảng: Cách tính đạo hàm của hàm số hợp

Bài tập tính đạo hàm của hàm căn thức

Bài tập 1: Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a. $y=\sqrt{2x}$    $\hspace{3cm}$                   b. $y=\sqrt{2x+1}$

c. $y=\sqrt{2x^2+1}$   $\hspace{2cm}$                 d. $y=\frac{1}{\sqrt{2x+1}}$

Hướng dẫn giải

a. $y’=(\sqrt{2x})’=\frac{(2x)’}{2\sqrt{2x}} = \frac{2}{2\sqrt{2x}}=\frac{1}{\sqrt{2x}}$

b. $y’=(\sqrt{2x+1})’=\frac{(2x+1)’}{2\sqrt{2x+1}}=\frac{2}{2\sqrt{2x+1}}=\frac{1}{\sqrt{2x+1}}$

c. $y’=(\sqrt{2x^2+1})’=\frac{(2x^2+1)’}{2\sqrt{2x^2+1}}=\frac{4x}{2\sqrt{2x^2+1}}=\frac{2x}{\sqrt{2x^2+1}}$

$y’=\left (\frac{1}{\sqrt{2x+1}}\right )’$

d. $=-\frac{(\sqrt{2x+1})’}{(\sqrt{2x+1)^2}}$                                   áp dụng $\left (\frac{1}{u}\right )’ = -\frac{u’}{u^2}$

$=-\frac{(2x+1)’}{2\sqrt{2x+1}}.\frac{1}{\sqrt{(2x+1)^2}}$                 áp dụng $(\sqrt{u})’=\frac{u’}{2\sqrt{u}}$

$=-\frac{2}{2\sqrt{2x+1}}.\frac{1}{\sqrt{(2x+1)^2}}$

$=-\frac{1}{\sqrt{2x+1}}.\frac{1}{\sqrt{(2x+1)^2}}$

$=-\frac{1}{\sqrt{2x+1}}.\frac{1}{\sqrt{(2x+1)^2}}$

Bạn có muốn xem: Giải phương trình chứa căn bằng cách sử dụng phương trình đường thẳng

Bài tập 2: Tính đạo hàm của các hàm số sau:

a. $y=\sqrt{x+\sqrt{x}}; (x>0)$ $\hspace{2cm}$  b. $y=sin\sqrt{x+1}$

c. $y= \sqrt[5]{2x+3}; (x>-\frac{3}{2})$ $\hspace{2cm}$ d. $y= \sqrt[5]{(2x^2+1)^3}$

Hướng dẫn giải:

a. $y’= \frac{(x+\sqrt{x})’}{2\sqrt{x+\sqrt{x}}} = \frac{1+\frac{1}{2\sqrt{x}}}{2\sqrt{x+\sqrt{x}}}=\frac{2\sqrt{x}+1}{4\sqrt{x}\sqrt{x+\sqrt{x}}}=\frac{2\sqrt{x}+1}{4\sqrt{x^2+x\sqrt{x}}}$

b. $y’=(\sqrt{x+1})’.cos\sqrt{x+1}=\frac{(x+1)’}{2\sqrt{x+1}}.cos\sqrt{x+1}=\frac{1}{2\sqrt{x+1}}.cos\sqrt{x+1}$

(Áp dụng $(sinu)’=u’.cosu$ )

c. $y=\sqrt[5]{2x+3} =\left (2x+3 \right )^{\frac{1}{5}}$;

Ta có: $y’ =\left [(2x+3)^{\frac{1}{5}}\right ]’$   (áp dụng $(u^{\alpha})’ = \alpha.u^{\alpha-1}.u’$)

$ =\frac{1}{5}\left (2x+3\right )^{\frac{1}{5}-1}.(2x+3)’$

$=\frac{1}{5}.\left ( 2x+3 \right )^{-\frac{4}{5}}.2$

$=\frac{2}{5}.\frac{1}{\left (2x+3\right )^{\frac{4}{5}}}$

$=\frac{2}{5}.\frac{1}{\sqrt[5]{(2x+3)^4}}$

d. $y= \sqrt[5]{(2x^2+1)^3}= \left (2x^2+1\right )^{\frac{3}{5}}$

Ta có: $y’ =\frac{3}{5}.\left (2x^2+1\right )^{\frac{3}{5}-1}.(2x^2+1)’$

$ =\frac{3}{5}.\left (2x^2+1\right )^{-\frac{2}{5}}.4x$

$=\frac{12}{5}x.\frac{1}{\left (2x^2+1\right )^{\frac{2}{5}}}$

$=\frac{12}{5}x.\frac{1}{\sqrt[5]{(2x^2+1)^2}}$

Trong bài tập 2 này các bạn thấy có căn bậc $n$ và trước khi tính đạo hàm thì thầy có đưa về dạng hàm số mũ. Tuy nhiên để chuyển về được hàm số mũ thì cơ số $a>0$. Nếu không có điều kiện cho cơ số a ở bài toán này thì các bạn cần chú ý trước khi chuyển từ căn thức sang hàm số mũ.

Trên đây là hai bài tập hướng dẫn các bạn cách tính đạo hàm của hàm căn thức. Có thể còn những dạng bài tập khác liên quan tới căn thức nữa mà thầy chưa có trong bài giảng này. Các bạn có thể cũng nhau trao đổi để chúng ta có thêm những dạng toán phong phú hơn nữa.




SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

80 Thảo luận

  1. phuong su viết:

    thay oi giai giup em bai nay voi

    f(x)=9(x^2-3x+6)-2can(3x+1)^3

    tim gia tri x>0 thoa man f,(x)=9/x

     

    em cảm ơn thầy nhìu lắm

    chúc thầy 1 buổi tối vui vẻ ^-^

  2. Tuế viết:

    Nhờ thầy hướng dẫn e giải tìm đạo hàm dạng u mũ v với u và v là 2 hàm số biến x. Ví dụ tính đạo hàm hàm số y= (sinx) mũ arctan2x .Cảm ơn thầy

  3. bình viết:

    thầy ơi tính hộ e đạo hàm của 1/căn bậc hai của x2-4

  4. Nhung viết:

    cos ( căn x + căn x+1)
    tính như thế nào đây ạ

  5. duyên anh viết:

    Thầy làm rõ cho e đạo hàm của x mũ lnx với

  6. viết:

    Thưa thay tại sao chô câu c lai là 1trên (2x+3)mu 4/5 ạ

  7. Rika viết:

    Thầy ơi giúp em vơi e đang rất gấp ạ. (x+1)^3.căn bậc4 (x-2)/ căn bâc4 (x-3)^2

  8. Giang viết:

    Thâỳ cho e hỏi là đạo hàm của x/2 là bnhieu ạ

  9. tuấn viết:

    đặt √(1+x)+√(8-x)=t. vậy đk t là gì hả thầy

  10. Lê Nguyễn Đông Triều viết:

    Thầy cho e hỏi: x^(1/x) đạo hàm bằng gì ạ!

    • Em sử dụng định nghĩa đạo hàm hoặc sử dụng ln
      Ở đây thầy hướng dẫn em sử dụng ln 2 vế nhé.
      Đặt $y=x^{\frac{1}{x}}\Leftrightarrow lny=ln(x^{\frac{1}{x}})\Leftrightarrow lny=\frac{1}{x}lnx$
      Lấy đạo hàm 2 vế là đc

  11. Ngọc Mai viết:

    Thầy giải giúp em bài tập này được không ạ?
    1, Tìm để phương trình sau có 2 nghiệm phân biệt:
    căn bậc 4(2x)+ căn bậc 4(6-x)+ căn(2x)+ căn(6-x)=m
    2.Tìm m để hệ phương trình sau có nghiệm:
    3x^2+2x-1 <hoặc = 0
    x^3+3mx+1 <hoặc= 0

  12. van viết:

    Cho e hỏi cách tính đạo hàm e^(x+1)/3x-2

  13. Báu viết:

    Thầy ơi giúp em đạo hàm này với ạ
    (1+x)^x =
    Thầy giúp em với ạ

  14. Minh viết:

    Những câu đạo hàm có căn thức chúng ta cần sử dụng công thức (căn bậc n của u)’=(u’)/(n• căn bậc n(u^(n-1))) . Còn viết như thầy khong chính xác vì hàm số lũy thừa với số mũ không là số nguyên thì bắt buộc cơ số phải dương

  15. Minh viết:

    Em xin lỗi vì khong để ý điều kiện x>-3/2 câu c bài 2

  16. trần cao thắng viết:

    thầy ơi (sin^3×x+1) tất cả đạo hàm ra sao ạ

  17. Nguyệt viết:

    thầy ơi (x mũ x0 đạo hàm thế nào ạ

  18. hiệp sĩ viết:

    Thay giay giup e bai nay
    Y=√(2x-x^2) nghich bien tren khoang?

  19. Zon viết:

    Thầy giải hộ e câu này với nguyên hàm 1/ 2-3x^2 dx

  20. Anh viết:

    y=arccos căn 1-t tại t=1/4 đạo hàm bằng bao nhiêu ạ

  21. my viết:

    cảm ơn bài giảng của thầy..h não e ms thông hẳn dc .hihi

  22. Wuzu viết:

    Kiến thức là của nhân loại chia sẻ thì sẽ nhận lại. Cảm ơn thầy ạ.

  23. mù tạt viết:

    em cảm ơn thầy rất rất nhìu ,thầy đã cứu vớt tinh thần hok toán của e,não e giờ k còn trơ vs nó nữa r hihi

  24. trang viết:

    thầy giusp em vs nguyên hàm 1/xcanx^2-9

  25. Ben viết:

    thầy giúp em giải đạo hàm bậc 2 câu này với: 10^x với thầy chỉ giúp em cách áp công thức luôn . em cảm thầy

  26. Kiều Trang viết:

    Căn của [(x+5)/(2x-4)] lm sao ạ. Nhờ thầy giúp

  27. Lền viết:

    Thầy ơi..Vì dụ y= arcsin((2x/(1+x)) có cách nào làm nhanh được không ạ.. Tính y”

  28. Leo Yeol viết:

    thầy giải hộ em tình đạo hàm bằng định nghĩa (1+căn x) / (1-căn x) với ạ. em cảm ơn thầy

  29. tan viết:

    Đạo hàm y= x^canx + x^(x^2) giải z thầy.. thẩy chỉ e vs

  30. Trường viết:

    2x-x băng mấy ạ

  31. Thao Suong viết:

    Thay! Cho e hoi co quy luat nao de tinh nhanh dao ham cua hs da thuc nhan voi can bac hai ko vay Thay? Vi du (x^3 + x).can (x^2 – 3x + 1)
    Hay phai ap dung cong thuc u.v va can u giai ra thoi ah.

  32. Thanh Hoang viết:

    Tính đạo hàm = định nghĩa: y=x^2+3x- căn x tại x0=4 giải chi tiết giúp em với. Cảm ơn thầy trước

  33. NTP viết:

    thầy ơi tính hộ em đạo hàm : y = căn 2x – x^2

  34. NHI viết:

    2 căn x đạo hàm bằng bnhiu ạ

  35. le viết:

    Thầy ơi giúp em với ạ đạo hàm của 1/(√2x) bằng bn vậy ạ em cảm ơn thầy

  36. Quyên viết:

    thầy ơi, thầy giúp em đạo hàm câu này với ạ: căn ( 2x^2+3y^3)

  37. KAnh viết:

    thầy ơi 1/căn x đạo hàm ntn an

  38. Nhung viết:

    Thầy ơi…đạo hàm bài này s ạ..
    Y=x+√(x2-1)

  39. Phương viết:

    Đạo hàm của căn bậc hai lnx đc bao nhiêu ạ

  40. nguyễn Bình Nguyên viết:

    đạo hàm căn bậc 3 của x bình bằng gì ạ

  41. HOCTOAN24H viết:

    em biến đổi thành $x^{\frac{2}{3}}$ rồi áp dụng đạo hàm của hàm hợp của ham số lũy thừa nhé

  42. Nguyễn Quyên viết:

    Đạo hàm căn bậc 3 của x là bn ạ ?

  43. Nam viết:

    Thầy tính đạo hàm căn bậc ba của 3×2/9-x với ạ

  44. Nguyễn Linh viết:

    thầy giải cho e với . đạo hàm y=tan^2 x/2

  45. Quynhnguyen117 viết:

    Thầy giúp e bài này với ạ
    y=(×^2+×+1)^4 đạo hàm bằng bn ạ?

  46. lalisa viết:

    thầy ơi giải giúp em bài này với: nguyên hàm của 2x^2+1/căn bậc 2 của (x^2+1)

  47. Đậm viết:

    Câu b sai r thầy ơi

  48. Chi viết:

    Thầy giải giúp e vs tính đạm hàm y’ của hs y = x nhân căn bậc 2 của 4-x bình phương

  49. tuan viết:

    e chưa hiểu câu 1d ttại sao chỗ đạo hàm căn u lại nhân với 1/căn(2x+1) ^2

  50. Phương viết:

    Thầy ơi giải giúp e câu này với ạ
    Tính đạo hàm của √(1+lnx)
    E cảm ơn

  51. Man viết:

    Thầy ơi tính chỉ em cách tính đạo hàm (x+2) nhân căn 1-x

  52. HOCTOAN24H viết:

    đây là đạo hàm của tích em nhé. $(u.v)’=u’.v+v’.u$ với $u=x+2$ và $v=\sqrt{1-x}$

  53. Hân viết:

    thầy giải giúp em ạ
    Tính đạo hàm riêng cấp hai
    u=căn (xy/x+y)

Để lại một bình luận

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!