Để có thể tìm được đạo hàm của hàm số chúng ta chỉ cần hiểu rõ các công thức tính đạo hàm. Việc tìm đạo hàm của những hàm cơ bản rất đơn giản, không có gì khó cả. Tuy nhiên có một dạng toán tìm đạo hàm mà các bạn mới tiếp xúc với nó sẽ cảm thấy khó hiểu và khó xác định được đạo hàm. Điều mà thầy muốn nói ở đây và sẽ trình bày trong bài viết này chính là việc đi tìm đạo hàm của hàm số hợp.
Một số công thức áp dụng tính đạo hàm của hàm số hợp
$\left(u^n\right)’=n.u^{n-1}.u’$; $\left(\frac{1}{u}\right)’=\frac{-u’}{u^2}$; $\left(\sqrt{u}\right)’=\frac{u’}{2\sqrt{u}}$
Ở đây $u=u(x)$
Bài tập áp dụng tính đạo hàm của hàm số hợp
Bài tập 1: Tính đạo hàm của các hàm số sau:
a. $y=(x^7+x)^2$; b. $y=\frac{1}{\sqrt{5x}}$; c. $y=\sqrt{2x^2+x^4}$
Hướng dẫn giải:
a. $y’=\left[(x^7+x)^2\right]’=2.(x^7+x)^1.(x^7+x)’=2.(x^7+x).(7x^6+1)$
Trong đó hàm $u=x^7+x$ và $n=2$ và ở đây chúng ta áp dụng công thức $\left(u^n\right)’=n.u^{n-1}.u’$
b. $y’=\left(\frac{1}{\sqrt{5x}}\right)’=\frac{-(\sqrt{5x})’}{5x}=\frac{-(5x)’}{2\sqrt{5x}.5x}=\frac{-1}{2x\sqrt{5x}}$
Trong đó $u=\sqrt{5x}$ và ở đây chúng ta áp dụng công thức $\left(\frac{1}{u}\right)’=\frac{-u’}{u^2}$
c. $y’=(\sqrt{2x^2+x^4})’=\frac{(2x^2+x^4)’}{2\sqrt{2x^2+x^4}}=\frac{4x+4x^3}{2\sqrt{2x^2+x^4}}=\frac{2x+2x^3}{\sqrt{2x^2+x^4}}$
Trong đó $u=2x^2+x^4$ và áp dụng công thức $\left(\sqrt{u}\right)’=\frac{u’}{2\sqrt{u}}$
Các bạn xem thêm bài giảng: Cách tính đạo hàm của hàm căn thức
Bài 2: Tính đạo hàm của các hàm số sau:
a. $y=2x.(2x^3+3x-2)^2$; b. $y=(2x^3+1)^2(-5x^2+3x)$;
c. $y=\frac{(x^2-3)^2}{2x^2+4x}$ ; d. $y=\sqrt{(2x^2+5)^3}$
Hướng dẫn giải:
Trong bài tập 2 này chúng ta thấy phức tập hơn bài tập 1 một chút, bởi chúng có cả hàm số hợp, có cả dạng tích, dạng thương. Do đó tính toán sẽ đòi hỏi cẩn thận hơn và khó hơn.
Thầy nhắc lại một số công thức áp dụng:
$(u.v)’ = u’.v + uv’ =vu’+v’u$ (Cái này chúng ta tạm gọi là “Vú xuôi cộng Vú ngược”)
$\left(\frac{u}{v}\right)’=\frac{vu’-v’u}{v^2}$ (Cái này chúng ta tạm gọi là “Vú xuôi trừ Vú ngược”)
Giờ chúng ta sẽ tiến hành đi tìm đạo hàm của các hàm số trên.
a. $y’=2x.(2x^3+3x-2)^2$
$ = (2x)’.(2x^3+3x-2)^2+(2x)[(2x^3+3x-2)^2]’$
$=2(2x^3+3x-2)^2+(2x)[2.(2x^3+3x-2)(2x^3+3x-2)’]$
$=2(2x^3+3x-2)^2+2x.[2.(2x^3+3x-2)(6x^2+3)]$
Trong ý (a) này các bạn thấy khi lấy đạo hàm của một tích, ta lại thấy xuất hiện đạo hàm của một hàm số hợp là $u’=[(2x^3+3x-2)^2]’=2.(2x^3+3x-2)(2x^3+3x-2)’$. Các bạn chú ý chỗ này, đây là trường hợp các bạn rất hay nhầm lẫn.
b. $y’=[(2x^3+1)^2.(-5x^2+3x)]’ $
$= [(2x^3+1)^2]’.(-5x^2+3x)+(2x^3+1)^2.(-5x^2+3x)’$
$=2(2x^3+1)(2x^3+1)’.(-5x^2+3x)+(2x^3+1)^2.(-10x+3)$
$=2(2x^3+1).6x^2.(-5x^2+3x)+(2x^3+1)^2.(-10x+3)$
$=12x^2(2x^3+1)(-5x^2+3x)+(2x^3+1)^2.(-10x+3)$
Trong ý (b) này các bạn thấy khi lấy đạo hàm của một tích, ta lại thấy xuất hiện đạo hàm của một hàm số hợp là $u’=[(2x^3+1)^2]’=2(2x^3+1)(2x^3+1)’$.
c. $y’=\left[\frac{(x^2-3)^2}{2x^2+4x}\right]’$
$=\frac{[(x^2-3)^2]’.(2x^2+4x)-(x^2-3)^2.(2x^2+4x)’}{(2x^2+4x)^2}$
$=\frac{2.(x^2-3)(x^2-3)’.(2x^2+4x)-(x^2-3)^2(4x+4)}{(2x^2+4x)^2}$
$= \frac{2.2x.(x^2-3).(2x^2+4x)-(x^2-3)^2(4x+4)}{(2x^2+4x)^2}$
Trong ý (c) này các bạn thấy khi lấy đạo hàm của một thương, ta lại thấy xuất hiện đạo hàm của một hàm số hợp là $u’=[(x^2-3)^2]’=2.(x^2-3)(x^2-3)’$.
d. $y’=[\sqrt{(2x^2+5)^3}]’$
$ =\frac{[(2x^2+5)^3]’}{2\sqrt{(2x^2+5)^3}}$
$=\frac{3.(2x^2+5)^2.(2x^2+5)’}{2\sqrt{(2x^2+5)^3}}$
$=\frac{3.(2x^2+5)^2.4x}{2\sqrt{(2x^2+5)^3}}$
$=\frac{12x.(2x^2+5)^2}{2\sqrt{(2x^2+5)^3}}$
Trong bài này thầy hướng dẫn các bạn tính đạo hàm của hàm số hợp dạng căn thức, dạng phân thức, dạng tích, và dạng đa thức. Còn bài toán tìm đạo hàm của hàm số hợp dạng lượng giác nữa, thầy sẽ hướng dẫn các bạn trong bài giảng sau. Các bạn chờ theo dõi nhé.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
thầy ơi
giải dùm e bài này
x chia căn 1+x bình
Đây là đạo hàm của hàm phân thức, em cứ áp dụng công thức như bình thường. Ở đây $\sqrt{1+x^2}$ là 1 hàm hợp. $(\sqrt{1+x^2})’=\frac{2x}{2\sqrt{1+x^2}}$
phức tạp hơn vì tử có X.
tính ko cẩn thận là sai
vậy còn x ở trên tử nữa ạ..vs lại mình dùng u chia v hả thầy ..e cảm ơn
đúng rồi em sử dụng u/v nhé. Đó là thầy chỉ hướng dẫn em đạo hàm của hàm hợp thôi. Còn x thì đạo hàm đơn giản rồi
Dạ thầy ơi. thầy xem lại phần này ạ. Bài tập 1: Tính đạo hàm của các hàm số sau: Câu b: đó thầy ơi nếu xem 5x là u vậy dấu căn đâu rồi thầy
Cám ơn em. Thầy update lại rồi em nhé. Có thắc mắc gì cứ comment ở đây em nhé.
da e cám ơn thầy
Thầy ơi giúp em đạo hàm với
(4^x) /4^x + 2
thay oi cho e hoi bai nay. y=(2x bình +5x-3)*emũ2x. bai nay e làm ra kết quả là: y’=14x*emũ2x+4xbinh*emũ2x-emũ2x. đúng không thầy?
Em xem lại kết quả đi nhé, bài này áp dụng đạo hàm của tích (u.v)’
thầy ơi căn x-2 + căn 4-x đạo hàm bằng ? ạ 🙁
bằng $\frac{1}{2\sqrt{x-2}}+\frac{-1}{2\sqrt{4-x}}$
Em xem thêm bài giảng này nhé: https://hoctoan24h.net/cach-tinh-dao-ham-cua-ham-can-thuc/
Chỉ cho em cách tính m đươc ko ạ
Bạn có thể đặt câu hỏi rõ hơn được không?
thaks thầy nhiều! thầy cho lý thuyết và cả bài tập vd rất dễ hiểu ạ!!!
thầy có thể cho e link tính đơn điệu hàm và 1 số dạng lý thuyết + bài tập ôn thi hs giỏi cho THPT được không thầy? nếu được e cảm ơn thầy rất nhiều ạ!!!
Em xem trong này nhé, thầy có 8 bài giảng về tính đơn điệu của hàm số, cũng cơ bản thôi. Ôn thi hsg thì thầy không có bài tập vì thầy chưa ôn cho hs giỏi bao giờ. Đc ôn cho hs giỏi thì đã đổi tên thành thầy giáo Giàu rồi em.
https://hoctoan24h.net/tag/tinh-dong-bien-nghich-bien-cua-ham-so/
dạ vâng e cảm ơn thầy!!! z thầy có thể cho e xin luôn link phần GTLN GTNN và tài liệu ôn thi đại học được không ạ??
Em nhìn lên phía trên blog của thầy, có thanh menu hướng em tới các chuyên mục trong blog. Hoặc em có thể vào blog và gõ từ khóa tìm kiếm vào mục search phía trên bên phải blog để tìm những bài viết em mong muốn nhé. Cám ơn em đã quan tâm tới blog của thầy. Chúc em sức khỏe và học tập tốt.
dạ e cảm ơn thầy rất nhiều!! vào trang web của thầy e tìm được rất nhiều tài liệu mong muốn ạ! e hy vọng có thể trao đổi với thầy nhiều hơn về môn toán ạ! e chúc thầy luôn sống tốt và tiếp tục với công việc này thầy nhé!!!
(x-6)can(x^2+4) thay giai zum e voi a
Em sử dụng đạo hàm tích (u.v)’ sau đó sử dụng hàm hợp của căn
$\sqrt{x^2+4}+(x-6)(\frac{x}{\sqrt{x^2+4}})$
thầy ơi!! 2 bài này làm thế nào?
1Y=x+1- 4/(x+2)
2.y=√2 cos2x+ 4sin4x
thầy giải giúp em bài này với!!!
x+cos bìh x
(x bình-2x+1)/(x+1)
thầy có thể cho em xin file PDF tất cả các bài thầy giải được không ạ, rất hay ạ
Thầy không soạn pdf em nhé, viết trực tiếp trên blog luôn. Nếu em muốn in ra thì chỉ việc save cái trang mà em đang xem về máy, rồi mang đi in. Nếu nhà có máy in thì in trực tiếp luôn trên web.
Thầy ơi cho em hỏi y=(x^2+1)^(x^2+4)
Thì y`=(x^2+4).(x^2+1)^(x^2+4-1).2x
Em làm vậy có đúng không thầy .Em cảm ơn thầy.
Bài này em phải logarit nepe 2 vế sau đó mới dùng đạo hàm nhé.
$lny=(x^2+4)ln(x^2+1)$
em cảm ơn thầy nhiều những bài viết của thầy đọc rất dễ hiểu. 1 lần nữa em cảm thầy, chúc thầy nhiều sức khỏe
da thưa thầy tính đạo hàm của x^y theo y ntn ạ ???thầy giúp em vs ạ
đạo hàm theo y tức là y lúc này trở thành ẩn, còn x là tham số
Thầy ơi cho e hỏi đối với căn bậc ba thì làm sao thầy
Căn bậc 3 thì mình chuyển về hàm lũy thừa em nhé. $\sqrt[3]{f(x)}=(f(x))^{\frac{1}{3}}$
cảm ơn thầy,bài rất hay ạ
Hay quá thầy ơi
(X+1)/3 căn x …. Đạo hàm thế nào vậy thầy
Em sử dụng đạo hàm hàm phân thức là tính được thôi nhé
hàm số hợp là gì vậy thầy
thầy cho em hỏi làm thế nào để phân biệt hàm đơn và hàm hợp trong đạo hàm
hàm số cho bằng 2 công thức tính đạo hàm ntn vậy thầy?
Cho e hỏi y=(x^4* căn (5) (1 +4x))/ (căn (3)(2-x)) * (x+1)^3 thì y’= bao nhiêu ạ
Thầy ơi giải giúp e bài này ạ. (x.e^x.cos2x)’
thầy chỉ giùm em tính đạo hàm tìm GTLN và GTNN của h/s này gium em
1/4 x*x – x- căn(4x-x*x)
thầy cho em hỏi thế nào là hàm hợp và làm sao để phân biệt so với hàm đơn ạ
định nghĩa em tìm trên mạng hoặc trong sách giáo khoa có rồi. Hiểu đơn giản thì hàm cơ bản thường chỉ gắn với ẩn là x. Vậy những hàm mà gắn với số và biến khác x thì là hàm hợp.
ví dụ:
– Hàm cơ bản là $x^2$ thì hàm hợp là $(2x)^2$ hay $(x+1)^2 hay
– Hàm cơ bản là sinx thì hàm hợp có thể là sin2x hay sin(x+3) hay $sin^2(x)…
Thầy ơi (x2 +7x)tất cả mũ 3.giải ra có phải là bằng 2(x2+7x)mũ 2 nhân (2x+7x)’ =2(x2+7x) mũ 2 nhân (2x+7) không ạ
em áp dụng công thức đạo hàm của $u^n$ nhé
Em muốn nhờ thầy hướng dẫn giúp em giải đạo hàm này ạ. (2x + 1/x – 1) tất cả mũ 3
em áp dụng công thức đạo hàm $u^{\alpha}$ nhé.
$(\dfrac{2x+1}{x-1})^3=3.(\dfrac{2x+1}{x-1})’.(\dfrac{2x+1}{x-1})^2$
tính đạo hàm của $(\dfrac{2x+1}{x-1})’$ theo công thức đạo hàm u/v nhé
Tan mũ 3 x tính đạo hàm sao ạ
Thầy giảng cho em bài này với y=(m+n/x^2)^4 ạ
Thầy ơi giải hộ em tim đạo hàm của y= x^3/3- x^2/2+ x/3- 2 với ạ
Giải dùm em ạ
đạo hàm của (6 mũ x/ x mũ 7).(xln6-6)