Các bạn nên xem trước bài giảng: Các khái niệm cơ bản liên quan vectơ
Bài giảng hôm nay thầy muốn hướng dẫn các bạn cách xác định tổng của hai vectơ, tổng của nhiều vectơ. Đối với các bạn học sinh mới học chương vectơ thì bài giảng này rất cần thiết để các bạn có kiến thức nền. Chúng ta cùng xem qua những lý thuyết cần thiết để có thể xác định được tổng của hai vectơ.
1. Tổng của hai vectơ
a. Định nghĩa
Cho hai vectơ $\vec{a}$ và $\vec{b}$. Lấy một điểm A tùy ý, vẽ $\vec{AB}$ =$\vec{a}$ và $\vec{BC}$ = $\vec{b}$. Vectơ $\vec{AC}$ được gọi là tổng của hai vec tơ $\vec{a}$ và $\vec{b}$.
Ta kí hiệu tổng của hai vectơ $\vec{a}$ và $\vec{b}$ là $\vec{a}$+$\vec{b}$. Vậy $\vec{AC}$ =$\vec{a}$+$\vec{b}$.
Phép toán tìm tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.
b. Các quy tắc
Quy tắc 3 điểm:
Với 3 điểm A, B, C bất kì ta luôn có:$\vec{AB}$ + $\vec{BC}$ = $\vec{AC}$
Với quy tắc 3 điểm này các bạn để ý “điểm cuối của vectơ này chính là điểm đầu của vectơ kia“. Ở đây điểm cuối của vectơ $\vec{AB}$ là B và nó sẽ là điểm đầu của vec tơ $\vec{BC}$.
Chú ý: Quy tắc 3 điểm này có thể mở rộng với nhiều điểm
Ví dụ:
Với 5 điểm A, B, C, M, N, P ta có: $\vec{AP}$ = $\vec{AC}$ + $\vec{CB}$ + $\vec{BM}$ + $\vec{MN}$ + $\vec{NP}$
Hoặc: $\vec{AP}$ = $\vec{AB}$ + $\vec{BM}$ + $\vec{MC}$ + $\vec{CN}$ + $\vec{NP}$
Hoặc: $\vec{AP}$ = $\vec{AN}$ + $\vec{NB}$ + $\vec{BC}$ + $\vec{CM}$ + $\vec{MP}$ …
Các bạn có rất nhiều cách biến đổi $\vec{AP}$ theo các vectơ khác được tạo từ 5 điểm trên miễn sao các bạn áp dụng đúng quy tắc trên. Đó là một quy tắc dùng để xác định tổng của hai vectơ, nhiều vectơ
Quy tắc hình bình hành:
Cho hình bình hành ABCD ta luôn có: $\vec{AC}$ = $\vec{AB}$ + $\vec{AD}$
Ngoài ra ta còn có một số biểu thức vectơ khác nữa:
$\vec{CA}$ = $\vec{CB}$ + $\vec{CD}$; $\vec{BD}$ = $\vec{BA}$ + $\vec{BC}$; $\vec{DB}$ = $\vec{DA}$ + $\vec{DC}$
Quy tắc trung điểm:
Cho I là trung điểm của đoạn thẳng AB, với M là một điểm bất kì ta luôn có: $\vec{MA}+\vec{MB}=2\vec{MI}$ (Quy tắc này được suy ra từ quy tắc hình bình hành)
c. Tính chất của phép cộng vectơ
Với mọi vectơ $\vec{a}$, $\vec{b}$, $\vec{c}$ ta có:
Tính chất giao hoán: $\vec{a}$ +$\vec{b}$ = $\vec{b}$ + $\vec{a}$
Tính chất kết hợp: ($\vec{a}$ + $\vec{b}$) + $\vec{c}$ = $\vec{a}$ + ($\vec{b}$ + $\vec{c}$)
Tính chất vectơ – không: $\vec{a}$ + $\vec{0}$ = $\vec{0}$ + $\vec{a}$ = $\vec{a}$
Vậy là trong bài giảng này các bạn biết được 3 cách xác định tổng của hai vectơ. Và để áp dụng như thế nào cho hợp lý thì chúng ta cùng xem một số bài tập sau đây.
Xem thêm:
- Tổng hợp lý thuyết đại số 10 chương 1 và 2
- Chứng minh hai vectơ bằng nhau
- Chứng minh định lý bằng phương pháp phản chứng
2. Bài tập xác định tổng của hai vectơ
Bài 1: Cho hình bình hành ABCD tâm O. Hãy tìm vectơ tổng của các vectơ sau:
a. $\vec{AB}$ + $\vec{AD}$
b. $\vec{AB}$ + $\vec{OA}$
c. $\vec{AB}$ + $\vec{CD}$
d. $\vec{OA}$ + $\vec{OC}$
e. $\vec{OA}$ + $\vec{OB}$ + $\vec{OC}$ + $\vec{OD}$
Hướng dẫn giải
a. Vì ABCD là hình bình hành nên theo quy tắc hình bình hành ta có ngay: $\vec{AB}$ + $\vec{AD}$ = $\vec{AC}$
b. Xác định tổng của hai vectơ $\vec{AB}$ + $\vec{OA}$
$\vec{AB}$ + $\vec{OA}$
= $\vec{OA}$ + $\vec{AB}$ (tính chất giao hoán)
= $\vec{OB}$ (quy tắc 3 điểm)
c. Tính tổng của hai vectơ $\vec{AB}$ + $\vec{CD}$
$\vec{AB}$ + $\vec{CD}$
= $\vec{AB}$ + $\vec{BA}$ (Vì ABCD là hình bình hành nên CD=BA=>$\vec{CD}$ = $\vec{BA}$)
= $\vec{AA}$ ( Quy tắc 3 điểm)
=$\vec{0}$
d. Xác định tổng của hai vectơ $\vec{OA}$ + $\vec{OC}$
$\vec{OA}$ + $\vec{OC}$
= $\vec{OA}$ + $\vec{AO}$ (Vì O là trung điểm của AC => OC=AO =>$\vec{OC}$ = $\vec{AO}$ )
= $\vec{OO}$ ( Quy tắc 3 điểm )
= $\vec{0}$
e. Tìm tổng của 4 vectơ sau: $\vec{OA}$ + $\vec{OB}$ + $\vec{OC}$ + $\vec{OD}$
$\vec{OA}$ + $\vec{OB}$ + $\vec{OC}$ + $\vec{OD}$
= ($\vec{OA}$ + $\vec{OC}$) + ($\vec{OB}$ + $\vec{OD}$) (T/c giao hoán và kết hợp )
= ($\vec{OA}$ + $\vec{AO}$) + ($\vec{OB}$ + $\vec{BO}$) (Chứng minh tương tự ý d )
= $\vec{OO}$ + $\vec{OO}$ ( Quy tắc 3 điểm )
=$\vec{0}$ + $\vec{0}$
=$\vec{0}$
Bài 2:
a. Gọi M là trung điểm của đoạn AB. CMR: $\vec{MA} + \vec{MB} =\vec{0}$
b. Gọi G là trọng tâm tam giác ABC. CMR: $\vec{GA} + \vec{GB} + \vec{GC} =\vec{0}$
Hướng dẫn giải
a. Vì M là trung điểm của AB, nên ta có: MB=AM => $\vec{MB}=\vec{AM}$
Ta có: $\vec{MA} + \vec{MB} =\vec{MA} +\vec{AM} =\vec{MM} =\vec{0} $ (đfcm)
b. Vì G là trọng tâm tam giác, mà trọng tâm là giao của 3 đường trung tuyến nên ta sẽ nghĩ tới các trung điểm của cạnh trong tam giác ABC và tính chất trọng tâm để chứng minh.
Gọi I là trung điểm của cạnh BC. Trên tia đối của tia IG lấy điểm D sao cho I là trung điểm của GD.
Xét tứ giác BGCD có: IB=IC và IG=ID => BGCD là hình bình hành (dấu hiệu 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường)
Theo quy tắc hình bình hành ta có: $\vec{GD} =\vec{GB} +\vec{GC}$ (1)
Vì G là trọng tâm tam giác ABC ta có: GA = 2IG => $\vec{GA} = 2\vec{IG}$ (2)
Vì I là trung điểm GD => GD=2GI =>$\vec{GD}=2\vec{GI}$ (3)
Xét:
$\vec{GA} +\vec{GB} +\vec{GC}$
=$\vec{GA} + (\vec{GB} +\vec{GC})$
= $\vec{GA} +\vec{GD}$ ( do (1) )
= $2\vec{IG} +\vec{GD}$ (d0 (2) )
= $2\vec{IG} +2\vec{GI}$ (do (3) )
= $2(\vec{IG} +\vec{GI})$
= $2\vec{II}$
=$2.\vec{0}$
=$\vec{0}$ (đfcm)
Bài 3 (sgk hình 10 -trang 12): Cho hình bình hành ABCD và một điểm M tùy ý. Chứng minh rằng: $\vec{MA}+\vec{MC}$ = $\vec{MB}+\vec{MD}$
Hướng dẫn giải:
Cách 1: Sử dụng ngay quy tắc trung điểm
Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Ta có:
$\vec{MA}+\vec{MC} =2\vec{MI}$ (vì I là trung điểm AC) (1)
$\vec{MB}+\vec{MD} =2\vec{MI}$ (vì I là trung điểm BD) (2)
Từ (1) và (2) ta có: $\vec{MA}+\vec{MC}$ = $\vec{MB}+\vec{MD}$ (đfcm)
Cách 2: Sử dụng quy tắc cộng vectơ
Gọi I là giao điểm của hai đường chéo AC và BD. Ta có:
$\vec{MA} =\vec{MI}+\vec{IA}$ (quy tắc 3 điểm) (1)
$\vec{MC} =\vec{MI}+\vec{IC}$ (quy tắc 3 điểm) (2)
Từ (1) và (2) ta có: $\vec{MA}+\vec{MC}$
= $\vec{MI}+\vec{IA}+\vec{MI}+\vec{IC}$
= $2\vec{MI}+\vec{IA}+\vec{IC}$
= $2\vec{MI}$ (I)
Do I là trung điểm của AC nên $\vec{IA};\vec{IC}$ là hai vectơ đối nhau, do đó $\vec{IA}+\vec{IC}=\vec{0}$
Tương tự ta cũng sẽ có:
$\vec{MB} =\vec{MI}+\vec{IB}$ (quy tắc 3 điểm) (3)
$\vec{MD} =\vec{MI}+\vec{ID}$ (quy tắc 3 điểm) (4)
Từ (3) và (4) ta có: $\vec{MB}+\vec{MD}$
= $\vec{MI}+\vec{IB}+\vec{MI}+\vec{ID}$
= $2\vec{MI}+\vec{IB}+\vec{ID}$
= $2\vec{MI}$ (II)
Do I là trung điểm của BD nên $\vec{IB};\vec{ID}$ là hai vectơ đối nhau, do đó $\vec{IB}+\vec{ID}=\vec{0}$
Từ (I) và (II) ta có : $\vec{MA}+\vec{MC}$ = $\vec{MB}+\vec{MD}$ (đfcm)
Có thể bạn muốn xem: Cách xác định hiệu của hai vectơ
3. Lời kết
Qua bài giảng này thầy đã gửi tới chúng ta lý thuyết và các quy tắc dùng để xác định tổng của hai vectơ. Các bạn cần hiểu rõ cách áp dụng quy tắc 3 điểm và có thể mở rộng cho nhiều điểm hơn nữa. Quy tắc hình bình hành và quy tắc trung điểm.
Bây giờ các bạn rèn luyện cho thầy mấy bài tập này nhé:
1. Cho bốn điểm A, B, C, D. Chứng minh rằng: $\vec{AB} +\vec{CD} =\vec{AD} + \vec{CB}$
2. Cho sáu điểm M, N, P, Q, R, S bất kì.
Chứng minh rằng: $\vec{MN} +\vec{NQ} +\vec{RS} = \vec{MS}+\vec{NP}+\vec{RQ}$
3. Cho ngũ giác đều ABCDE tâm O. Chứng minh rằng $\vec{OA} +\vec{OB} +\vec{OC} + \vec{OD}+\vec{OE}=\vec{0}$
4. Cho tam giác ABC. Lấy E, F sao cho: $\vec{BE} =\vec{EF} =\vec{FC}$. Tính $\vec{v} =\vec{AB}+\vec{AC}+\vec{EA}+\vec{FA} $
HD:
Bài 1+2: Sử dụng quy tắc chèn thêm điểm vào giữa các vectơ
Bài 3: Sử dụng vectơ bằng nhau, t/c hình bình hành
Bài 4: Sử dụng t/c giao hoán, quy tắc 3 điểm
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
khó quá trời
Thầy ơi sao bài trên bài 2a tại sao theo tính chất đường trung tuyến lại cho ra AM = MB được vậy thầy. Em chưa học cũng chưa biết tính chất đó nữa. nhưng em thấy tính chất đó chỉ phù hợp với tam giác đặc biệt khác thôi mà thầy
Đây là tính chất trung điểm của đoạn thẳng. M là trung điểm của AB mà.
thầy ơi có bài nó nói là cho 4 điểm A B C D tùy ý. CMR vectơ AB + CD= vetơ AD + CB. trên mạng nó nói là chèn điểm vào. Nhưng em chuyển vế rồi cho vế trái = vế phải . Vậy cách làm của em đúng không thầy, trên mạng nó nói là cứ cho điểm tùy ý là mình chèn điểm vào. Em thắc mắc chỗ đó thầy. Thầy có thể giải thích cho em được không thầy
Em có thể sử dụng quy tắc 3 điểm để chèn điểm rồi chứng minh. Hoặc có thể xét hiệu: $\vec{AB}+\vec{CD}-\vec{AD}-\vec{CB}$ này và chứng minh hiệu này bằng $\vec{O}$
thầy ơi thầy giải giùm em bài này được không thầy. mấy cái bài toán liên quan về tâm tỉ cự nó khó quá em không làm được. thầy giải tỉ mỉ giùm em nha thầy.’ cho tam giác ABC có 3 cạnh BC=a. AB=c. AB=c. gọi I là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC. CMR I là tâm tỉ cự của hệ 3 điểm A,B,C ứng với bộ số a,b,c
Thầy giúp em bài này với ạ: cho tam giác ABC đều cạnh a, I là trung điểm BC. Tính độ dài mỗi vecto sau
A) vecto AB+ vecto AI
B) vecto AB – vecto AC
C) vecto AC – vecto BI
a. $\vec{AB}+\vec{AI}=\vec{AK}$ với K là trung điểm của BC
b. $\vec{AB}-\vec{AC}=\vec{CB}$
c. $\vec{AC}-\vec{BI}=\vec{AC}-\vec{IC}=\vec{AC}+\vec{CI}=\vec{AI}$
A.vtIB
B.vtCB
C.vtAI phai khong thay
thầy ơi cho em hỏi ? khi mờ học vật lý thì cô giáo em có nói đến phép cộng véc tơ cùng phương nhưng ngược chiều (2 véc tơ trùng giá ) , vậy nên thầy có thể giảng cho em chỗ đó được không ạ ?
Em muốn thực hiện được thì có thể áp dụng quy tắc 3 điểm, quy tắc hiệu hai vecto, quy tắc hình bình hành.
Hiểu rõ khái niệm hai vecto cùng phương, hai vecto cùng hướng. Em có thể xem thêm bài giảng này: https://hoctoan24h.net/cac-khai-niem-lien-quan-vecto/
Em có thể post bài cần hỏi lên đây nhé
Cảm ơn thầy bài giảng rất có ích
thưa thầy em xin hỏi là vs phần mở rộng tính chất 3 điểm ở trên nếu viết NP→= AC→ +CB→ + BM→ + MN→ +AP→ thì đúng ko ạ? nếu sai thì mong thầy chỉ cho em cách xác đinh vectwo nào là tổng các vecto còn lại trên các điểm đã cho ạ?
cảm ơn thầy
không đúng em nhé. theo bài của em thì vecto: NP = AN+AP nhé. em xem kĩ video của thầy trong bài giảng, thầy nói rõ cách dùng quy tắc 3 điểm để xác định và biết cách chèn điểm cho đúng
Tại sao vecto AB+vecto BC = vecto AC ?
khó quá nhìn hiểu dc chút síu ak
xem thêm video hiểu nhiều hơn em nhé https://www.youtube.com/watch?v=WkzjCjU1I3w
Thầy giải giúp em bài này với
Hãy phân tích vecto theo 2 vecto a và b
a) vecto a =(1:3), vecto b=(1:4),vecto
c=(2:1)
b) vecto a=(2:3),vecto b=(-1:4),
vecto c=(1:5)
3 vecto trên đều không cùng phương dó đó tồn tại số x và y sao cho $\vec{c}=x\vec{a}+y\vec{b}$
=> (2;1)=x.(1;3)+y.(1;4)
=> (2;1)=(x+y; 3x+4y) => x và y cần tìm.
thay x và y ngược chở lại biểu thức ban đầu sẽ đc kết quả phân tích 1 vec tơ theo 2 vecto a và b
Thầy ơi giúp em với : Cho tam giác ABC. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CA, AB. CMR V. tơ AB + vecto AN – Vecto AC + vecto BM = 0
haha nhờ cái web này mình có nhiều hiểu biết hơn về cái chương III vector, dễ òm hà
chúc mừng em đã nhận ra cái điều đơn giản đó
Thưa thầy nếu khi công hai vecto có hệ số là số thập phân cùng mẫu thì ta làm thế nào ạ
VD 2/3vectoAC+1/3 vecto AC
Có thể làm như bình thường là cộng tử vs tử ko ạ
em cộng như cộng 2 phân số bình thường nhé
thầy ơi bài 2 làm như thế nào ạ
MN+NQ+RS=MS+NQ+RQ+(SN+NP+QS)=MS+NQ+RQ+(SP+PN+NP+QS)=MS+NQ+RQ+(0+0)
=MS+NQ+RQ