Đề thi thử môn toán trắc nghiệm 2017 thpt Cổ Loa – Hà Nội lần 3 gồm 50 câu hỏi và bài tập với thời gian làm bài 90 phút. Đề thi gồm có 7 trang kèm theo đáp án chi tiết tham khảo ở cuối trang. Các bạn có thể tải về theo link thầy đặt cuối bài giảng.
Xem thêm tài liệu hay:
- Viết phương trình đường thẳng dạng chính tắc trong không gian
- 3 cách tìm tâm và bán kính mặt cầu ngoại tiếp tứ diện
- Sai lầm các bạn học sinh hay gặp khi tính tích phân – p1
- 59 bài tập số phức có đáp án rất hay luyện thi thpt quốc gia
Một số câu hỏi trong đề thi:
Câu 1: Đồ thị hàm số nào trong bốn hàm số được liệt kê ở bốn phương án dưới đây có đường tiệm cận?
Câu 7: Đồ thị ở hình bên là đồ thị của hàm số nào trong bốn hàm số sau đây?
Câu 13: Tính thể tích V của phần vật thể giới hạn bởi hai mặt phẳng có phương trình x = 0 và x = 2 , biết rằng khi cắt vật thể bởi mặt phẳng tùy ý vuông góc với trục Ox tại điểm có hoành độ $x\in [0;2]$ thì được thiết diện là một phần tư hình tròn bán kính $\sqrt{2}x^2$ .
Câu 18: Đáy của lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B ‘C ‘ là tam giác ABC vuông tại A có cạnh BC = 5a,AC = 4a,AC ‘ = 5a .Tính thể tích V khối lăng trụ.
Câu 23: Hình chóp đều S.ABCD có tất cả các cạnh bằng a . Tính thể tích V của khối nón đỉnh S và có đáy là đường tròn ngoại tiếp hình vuông ABCD.
Câu 28: Một hình trụ có khoảng cách hai đáy là 7cm và diện tích xung quanh là 70π cm2 . Tính thể tích V của khối trụ được tạo nên.
Câu 39: Cho hình lập phương ABCD.A’B ‘C ‘D ‘ . Mặt phẳng (BDC ‘) chia khối lập phương thành 2 phần. Tính tỉ lệ thể tích phần nhỏ so với phần lớn.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Có thể giải giúp e câu 44 và câu 49 đc k ạ?
em tham khảo cách làm này nhé:
Câu 44:
Câu 49:
Xác định các vecto chỉ phương của 4 đường thẳng, nhận thấy d1//d2 => d1, d2 thuộc cùng 1 mặt phẳng (P). Mà d cắt d1 và d2 => d thuộc (P).
d3, d4 cắt d => d3 và d4 cắt (P).
– Viết pt mặt phẳng (P) chứa d1 và d2
– tìm giao điểm của d3 với (P) là A3
– tìm giao điểm của d4 với (P) là A4
=> A3 và A4 thuộc d => viết phương trình đường thẳng qua A3, A4 là d
Kiểm tra thấy đáp án (D) đúng.
dạ e cảm ơn thầy ạ <3
giúp e câu 33 ạ
thầy giải giúp e câu 33 với ạ
$M_1N_1$ // $M_2N_2$ => tứ giác $M_1N_1M_2N_2$ là hình thang và cùng thuộc mp (Q)
Gọi A và B lần lượt là giao điểm của d1 và d2 với (P). => (P) giao với (Q) là đường thẳng AB
$M_1N_1$ và $M_2N_2$ cách đều (P) => AB là đường trung bình của hình thang $M_1N_1M_2N_2$
=> $M_1N_1+M_2N_2=2AB$
nhưng mà nếu thế thì tính ra d=7can2 ạ? với lại cho khoảng cách =2 để làm gì ạ?
Em làm theo hướng này nhé:
Vì M thuộc d1 => tọa độ hóa điểm M theo d1. Tính khoảng cách từ M tới (P) và cho khoảng cách bằng 2 => được 2 điểm M là M1 và M2
Vì N thuộc d2 => tọa độ hóa điểm N theo d2. Tính khoảng cách từ N tới (P) và cho khoảng cách bằng 2 => được 2 điểm N là N1 và N2
Kiểm tra M1N1 , M1N2 // với (P), nếu đúng thì tính khoảng cách => d =
câu 44 người ra đề chưa chuẩn vì để thỏa mãn điều kiện 1 thì a-4b=-2 rồi k cần tìm điểm rơi min của Q nữa
Thầy ơi giải chi tiết cho em câu 50 được không ạ
thầy có thể giải giúp e bài toán hình tự luận trong đề kiểm tra kì 1 toán lớp 11 trường cổ loa hà nội năm học 2016-2017 được không ạ…phần chứng minh EK // với (SBC) e làm mãi ko ra, thầy giúp e với….có khi nào sai đề ko vậy thầy
Em gọi M là trung điểm của OB => DM=3MB và MK//BC.
Gọi H là giao điểm của MK và DC => DH=3HC và DE=3ES => EH//SC (xét trong tgiac DSC)
Xét 2 mặt phẳng EHM và mp SBC có EH//SC và MH//BC => (EMH)//(SBC) => EK//(SBC)