Đây là đề thi thử môn toán thpt quốc gia năm 2016 trường thpt Thanh Hà – Hải Dương lần 2. Đề thi gồm 9 câu có nội dung bám sát cấu trúc đề thi của Bộ giáo dục. Kèm theo đề thì là đáp án chi tiết có thang điểm chấm cho các bạn tham khảo và kiểm tra xem mình làm được khoảng bao nhiêu điểm. Đây cũng là tài liệu tham khảo hữu cho các bạn ôn thi đại học và cao đẳng.
Tham khảo đề thi:
- Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 trường Kinh Môn – Hải Dương lần 1
- Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 trường Gia Lộc – Hải Dương lần 1
- Đề thi thử thpt quốc gia năm 2016 trường Đoàn Thượng – Hải Dương lần 2
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
Trường THPT Thanh Hà ĐỀ CHÍNH THỨC |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2
Năm học 2015 – 2016 Môn: Toán, Khối 12 Thời gian làm bài: 180 phút |
Câu 1. (2,0 điểm) Cho hàm số $y=-x^3+3x^2-2$
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số.
b) Tìm m để đường thẳng d đi qua $A(0;-2)$, có hệ số góc m cắt (C) tại ba điểm phân biệt.
Câu 4. (1,0 điểm)
a) Giải phương trình $sin2x+2sinx-cosx-1=0$.
b) Trong cuộc thi: “Thiết kế và trình diễn các trang phục dân tộc” do Đoàn trường THPT Thanh Hà tổ chức vào tháng 3 – 2016 với thể lệ mỗi lớp tham gia một tiết mục. Kết quả có 12 tiết mục đạt giải trong đó có 4 tiết mục khối 12, có 5 tiết mục khối 11và 3 tiết mục khối 10. Ban tổ chức chọn ngẫu nhiên 5 tiết mục biểu diễn chào mừng 26-3. Tính xác suất sao cho khối nào cũng có tiết mục được biểu diễn và trong đó có ít nhất hai tiết mục của khối 12.
Câu 5. (1,0 điểm)
Trong không gian với hệ trục Oxyz, mặt cầu (S) có phương trình: $x^2+y^2+z^2-6x+4y-2z-7=0$. Viết phương trình mặt phẳng (P) đi qua $B(2;1;-3), C(1;2;0)$ và song song với OI. Tính khoảng cách từ trung điểm của OI đến mặt phẳng (P).(O, I lần lượt là gốc tọa độ và tâm của (S))
Câu 6. (1,0 điểm) Cho hình chóp tam giác $S.ABC$, có $\widehat{ABC}=60^0,AB = 3a, BC = 2a$. Hình chiếu vuông góc của S lên (ABC) là điểm H nằm trên đoạn AB sao cho $AH=\frac{2}{3}AB$. Đường thẳng SC tạo với (ABC) một góc $45^0$. Tính thể tích khối chóp S.ABC và khoảng cách giữa hai đường thẳng SA, BC.
Câu 7. (1,0 điểm) Trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy cho tam giác ABC vuông tại A có $cos{BCA}=\frac{3}{\sqrt{10}}$. Đường thẳng AB đi qua điểm $M(4; -1)$; đường thẳng AC đi qua $N(-2; -1)$. Trọng tâm của tam giác ABC là $G(\frac{11}{3};\frac{10}{3})$. Viết phương trình các đường thẳng chứa các cạnh của tam giác ABC biết điểm A có tọa độ nguyên.
…
Link tải: Đề + đáp án thi thử thpt quốc gia năm 2016 trường Thanh Hà – Hải Dương lần 2
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ