Trong chuyên đề khảo sát hàm số chúng ta nghiên cứu về 3 hàm cơ bản là: Hàm số bậc 3: $y=ax^3+bx^2+cx+d$, hàm trùng phương $y=ax^4+bx^2+c$, hàm phân thức $y=\frac{ax+b}{cx+d}$. Đối với mỗi hàm chúng lại có các tính chất khác nhau. Trong bài giảng hôm nay thầy muốn chia sẻ ít kinh nghiệm trong việc dựa vào hình dạng đồ thị của các hàm để làm một số bài toán liên quan trong khảo sát. Cụ thể bài giảng này thầy sẽ giúp chúng ta có một số mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 3 để giải toán.
Nhìn vào dạng tổng quát của đồ thị hàm số trong hình vẽ ta thấy có 4 dạng đồ thị cho hàm bậc 3, tương ứng với nó sẽ là các điều kiện liên quan: $y’=0$ có hai nghiệm phân biệt, có nghiệm kép hoặc vô nghiệm, kết hợp với 2 trường hợp $a>0$ hoặc $a<0$. Việc nhớ dạng tổng quát của đồ thị hàm số sẽ giúp ta làm một số bài toán như sau:
1. Dạng toán về tính đơn điệu của hàm số
a. Bài toán tìm m để hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên R
Nhìn vào hình vẽ ta thấy hình số 1 và 2 không đồng biến, nghịch biến trên R được, còn hình số 3 và 4 thì hiến nhiên sẽ đồng biến và nghịch biến trên R. Lúc này các bạn để ý sẽ thấy điều kiện thỏa mãn (hay điều kiện để biện luận cho bài toán) là phương trình $y’ =0$ có nghiệm kép hoặc vô nghiệm.
Nếu bài toán hỏi đồng biến thì thêm $a>0$ (hình số 3), nếu hỏi nghịch biến thì thêm $a<0$ (hình số 4). Tức là để hàm số đồng biến, nghịch biến trên R thì chỉ sảy ra trường hợp ở hình 3 và 4.
b. Bài toán tìm m để hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên một khoảng bất kì
Với bài toán có yêu cầu như trên thì ta thấy 4 trường hợp trên đều có thể sảy ra. Hai hình số 1 và 2 hiển nhiên sẽ có các khoảng đồng biến và nghịch biến. Hai hình số 3 và 4 thì luôn đồng biến, nghịch biến trên R nên chắc chắn sẽ đồng biến, nghịch biến trên một khoảng bất kì nào đó. Vì các khoảng này đều là tập con của tập R mà.
Như vậy nếu gặp bài toán có đề bài như trên thì chúng ta sẽ biện luận theo 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Phương trình $y’=0$ có 2 nghiệm phân biệt
Trường hợp 2: Phương trình $y’=0$ có nghiệm kép hoặc vô nghiệm.
Tùy theo bài toán hỏi đồng biến hay nghịch biến thì ta có thêm điều kiện của hệ số a nữa là xong rồi.
Xem đầy đủ:
Dạng toán trắc nghiệm dựa vào đồ thị hàm số – nhận dạng đồ thị
2. Dạng toán về cực trị của hàm số
Nhìn vào dạng đồ thị của hàm số trong 4 trường hợp ta thấy nếu bài toán có hỏi về tìm cực trị thì chỉ có thể sảy ra 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hàm số có 2 cực trị (cực đại và cực tiểu). Điều này chỉ sảy ra ở hình số 1 và hình số 2. Với yêu cầu của bài toán như vậy thì các bạn chỉ cần biện luận: phương trình $y’=0$ có 2 nghiệm phân biệt, kết hợp với hệ số $a\neq0$
Trường hợp 2: Hàm số không có cực trị. Điều này chỉ có thể sảy ra ở hình số 3 và hình số 4. Trong trường hợp này các bạn chỉ việc biện luận: phương trình $y’=0$ có nghiệm kép hoặc vô nghiệm.
Qua hình vẽ về các dạng đồ thị ở trên ta thấy sẽ không có câu hỏi nào mà nội dung là: tìm m để hàm số bậc 3 có một cực trị?
Như vậy việc dựa vào dạng đồ thị của hàm bậc 3 trong trường hợp tổng quát ta có được rất nhiều kinh nghệm, tư duy trong việc phân tích bài toán. Nếu để nhớ một cách máy móc những điều kiện ở trên thì sẽ rất nhanh chóng bị lãng quên lúc nào mà không hay biết. Còn việc chúng ta nhớ được dạng đồ thị của hàm bậc 3 ở trên thì lại quá đơn giản phải không?
Đó là 2 mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 3 để sử dụng cho bài toán tìm cực trị và tính biến thiên của hàm số. Ngoài việc áp dụng đồ thị dạng tổng quát, thầy sẽ gửi tới chúng ta một thêm một kỹ năng nữa trong việc pjaan tích bài toán và đọc hiểu đồ thị hàm bậc 3.
Xem đầy đủ: Chuyên đề cực trị hàm số
3. Dạng toán về sự tương giao của hai đồ thị
a. Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt
Trên hình vẽ ta có hai trường hợp đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt. Trong hai trường hợp này ta thấy chúng đều có 1 điểm chung là: hai điểm cực trị đều nằm về hai phía so với trục Ox.
Dựa vào hình dạng đồ thị ta thấy $y_{(cd)}>0$ và $y_{(ct)}<0 \Rightarrow y_{(cd)}.y_{(ct)} <0$. Do đó điều kiện để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 3 điểm phân biệt là: Điều kiện để hàm số có 2 cực trị và $y_{(cd)}.y_{(ct)} <0$
b. Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt
Trên hình vẽ ta có hai trường hợp đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt. Trong hai trường hợp này ta thấy chúng đều có 1 điểm chung là: một trong hai điểm cực trị thuộc trục Ox. Khi đó $y_{(cd)}=0$ hoặc $y_{(ct)}=0 \Rightarrow y_{(cd)}.y_{(ct)} =0$.
Do đó điều kiện để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 2 điểm phân biệt là: Điều kiện để hàm số có 2 cực trị và $y_{(cd)}.y_{(ct)} =0$
c. Tìm m để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 1 điểm
Với yêu cầu này của bài toán thì ta có 2 trường hợp sảy ra:
Trường hợp 1: Hàm số có 2 cực trị và 2 cực trị nằm về cùng 1 phía đối với trục Ox
Trên hình vẽ ta có hai trường hợp đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 1 điểm . Trong hai trường hợp này ta thấy chúng đều có 1 điểm chung là: hai điểm cực trị cùng nằm về 1 phía so với trục Ox. Khi đó $y_{(cd)}>0$ và $y_{(ct)}>0 $ hoặc $y_{(cd)}<0$ và $y_{(ct)}<0 \Rightarrow y_{(cd)}.y_{(ct)} >0$.
Do đó điều kiện để đồ thị hàm số cắt trục hoành tại 1 điểm trong trường hợp này là: Điều kiện để hàm số có 2 cực trị và $y_{(cd)}.y_{(ct)} >0$
Trường hợp 2: Hàm số không có cực trị (tức là hàm số đồng biến hoặc nghịch biến trên R)
Trong trường hợp này các bạn chỉ việc biện luận phương trình $y’=0$ có nghiệm kép hoặc vô nghiệm.
Việc tìm điều kiện để hàm số có hai cực trị thì bên trên thầy đã có một mẹo để nhớ rồi, còn việc tìm $y_{(cd)}$ và $y_{(ct)}$ thì các bạn nên thay vào phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị.
Trên đây là một số mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 3 hay có thể gọi là kỹ năng phân tích đồ thị mà chúng ta có được. Hy vọng với chút ít kinh nghiệm nhưng sẽ giúp các bạn được nhiều trong giải toán. Nếu các bạn có thêm những cách hay nữa thì hãy chia sẻ cho tất cả mọi người cùng tham khảo nhé.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Rất hữu ích, cảm ơn thầy
rất tuyệt ạ, em cảm ơn thầy nhiều
thầy ơi,tại sao có nghiệm kép thì đt k có cực trị thầy?
khi y’=0 có nghiệm kép thì y’ không đổi dấu khi đi qua nghiệm kép đó em nhé
Thầy ơi dạng chứng minh pt b3 luôn có 1 nghiệm dương thì làm thế nào ạ?
Em ghi cụ thể bài toán đó ra thầy xem
Thầy ơi, bài toán trắc nghiệm của em có câu hỏi là hàm số đồng biến trên R có đồ thị chỉ cắt trục hoành tại 1 điểm duy nhất là đúng hay sai ạ?
Đúng rồi em nhé.
em thực sự cảm thấy quá may mắn khi đọc được bài này, từ qua tới nay em gần như cùng quẫn với tương giao đây thầy :'( em cảm ơn thầy nhiều lắm ạ!
Hạnh phúc của thầy là giúp đc gì đó cho thế hệ học trò. Hãy share mạnh tay để cùng blog thaygiaongheo thực hiện mục đích lý tưởng: Cho đi là nhận
Xin cảm ơn thầy .
em cảm ơn thầy ạ !!!!!!rất hay ạ
thầy ơi yct và y cđ đều phải tính ra ạ?
Em cảm ơn thầy.
Kiến thức của thầy rất bổ ích.
4X^3 – 3X + a =0 tìm a để pt có 3 nghiệm Pb.
Ycd.Yct <0 là tih sao thầy. Thầy giải jup e bai nay voi ạ.e cam on thầy
Em có thể vẽ đồ thị hàm số y=4x^3-3x
dựa vào đồ thị trên tìm giáo điểm của đường thẳng y=-1 với đồ thị, cắt nhau tại 3 điểm khi nào.
– còn y_cd.y_ct<0 tức là 2 điểm cực trị nằm về 2 phía trục ox. khi đó đồ thị hàm số y=4X^3 - 3X + a cắt trục ox tại 3 điểm => có 3 nghiệm
thầy ơi ! cho e hỏi tại sao tìm m để dths có điểm cực trị nằm về 2 phía của trục tung thì điều kiện là ycđ.yct<0 vậy thầy ? Thầy giúp em với
khi hai điểm cực trị nằm về 2 phía trục tung thì x_cd.x_ct<0 chứ em
dạ.cảm ơn thầy rất nhiều. Thầy cho e hỏi là tại sao dk của nó phải như vậy?
khi 2 cực trị nằm về 2 phía của trục tung thì x_1<0 x_1.x_2<0
cảm ơn thầy rất nhiều
tìm m để đồ thị hàm số y=x^3+3^2+mx+m-2 có các điểm cực đại cực tiểu nằm về 2 phía trục hoành. thầy chỉ giúp em với …
ĐỂ đồ thị hàm số có 2 điểm cực trị nằm về 2 phía trục hoành thì y_cd.y_ct<0. Em tìm y_cd và y_ct theo tham số m, từ đây sẽ tìm được m
cảm ơn thầy . thầy giảng bài rất hay và tận tình
thầy ơi! Tìm m để hs có 2 điểm cực trị cùng dương thì dk là gì vậy thầy
2 cực trị cùng dương thì 2 cực trị phải nằm trên trục hoành, tức y_cd >0 và y_ct >0 => y_cd+y_ct>0 và y_cd.y_ct >0
tại sao 2 cực tri cùng dương thì nằm trên truc hoành dương vậy thầy? Em chưa hiểu
khi nằm trên trục hoành thì y_cd>0 và y_ct> 0 em nhé
thầy ơi! tại sao tìm m để đths có cực đại cực tiểu đối xứng qua đường thẳng y=ax+b phải giải 2 trường hợp ? thầy giúp em với
em nhầm cách đều qua đường thẳng y=ax+b
TH1: Nếu 2 cực trị đối xứng qua đường thẳng d thì khoảng cách từ 2 cực trị tới đường thẳng d bằng nhau => cách đều (trường hợp này đường thẳng qua 2 cực trị vuông góc với d)
TH2: đường thẳng đi qua 2 cực trị song song với d. Khi đó khoảng cách từ 2 cực trị tới d cũng bằng nhau => cách đều
Dạ. Cảm ơn thầy nhiều
Góp ý với Thầy chút nhé
Thầy còn nhầm lẫn những khái niệm cơ bản:
Đồ thị của hàm số cắt trục…
Khái niệm về điểm cực trị, giá trị cực trị của hàm và điểm cực trị của đồ thị
em thưa thầy thầy có thể cho bọn e bản pdf để bọn em in ra học ko ạ???
rất hay ạ thầy…. thanks thầy nhiều ạ
hàm số y=x^3+3x^2+mx+m -2. đồ thị của hàm số cắt trục ox tại 3 điểm pb khi m=?
em thử thấy x=-1 là 1 nghiệm. dùng lược đồ honer để chia đa thức tìm đc 1 ptb2. Tìm đk để ptb2 này có 2 nghiệm phân biệt khác -1
Thầy cho em hỏi. Hàm bậc 3 thì hình dạng cua đồ có liên quan gì tới hằng số d k ạ. Bài tập bh cho dạng cua đồ thị liên quan đến d em k biét xét như nào
Có chứ em, các hệ số đều liên quan, tùy thuộc vào từng bài toán và dạng đồ thị người ta cho. Em có thể xem thêm bài viết này để hiểu thêm https://hoctoan24h.net/dang-toan-trac-nghiem-dua-vao-do-thi-ham-so/
Thầy ơi. Tại sao hàm bậc 3 lại không xét có 1 cực trị ạ ??
y’ là 1 hàm số bậc 2 nên có 1 hoặc 2 nghiệm hoặc vô nghiệm. Nếu có 2 nghiệm thì có 2 cực trị, vô nghiệm thì không có cực trị(hàm số luôn ĐB hoặc NB). Nếu có 1 nghiệm thì là nghiệm kép do đó y’ >=0 hoặc y’<=0. TH này luôn đb hoặc NB
Thầy ơi cho em hỏi là làm sao để phân biệt được đồ thị nào là của pt y’=0 có nghiệm kép và pt y’=0 vô nghiệm ạ ?
Thầy ơi em đang học 12. Em đang thắc mắc phần nhìn đồ thị hàm bậc 3 hay bậc 4 để xác định dấu. (a,b,c,d âm hay dương)
em tham khảo thêm 1 số bài giảng này nhé:
https://hoctoan24h.net/bai-tap-trac-nghiem-nhan-dang-ham-so-dua-vao-do-thi/
https://hoctoan24h.net/bai-tap-trac-nghiem-nhan-dang-ham-dua-vao-bang-bien-thien/
https://hoctoan24h.net/dang-toan-trac-nghiem-dua-vao-do-thi-ham-so/