Phương trình tiếp tuyến nâng cao ôn thi đại học – p1

Viết phương trình tiếp tuyến là một dạng bài tập khá hay trong phần khảo sát hàm số, vì vậy mà dạng bài tập này gặp rất nhiều trong cả đề thi tốt nghiệp và đề thi đại học. Thời gian trước tôi đã gửi tới các bạn dạng bài tập này rồi, gần như là đủ dạng bài tập tiếp tuyến trong chương trình (kiến thức nền tảng).

Nếu bạn nào xem video này mà chưa nắm rõ cách làm một bài tập về viết phương trình tiếp tuyến thì hãy xem lại lý thuyết trong video sau: Lý thuyết phương trình tiếp tuyến.

Sau khi xem xong lý thuyết nếu chưa nắm được các dạng bài tập về phương trình tiếp tuyến thì các bạn có thể ghé thăm một số video này: Dạng bài tập về tiếp tuyến đầy đủ.

Và nếu các bạn đã hiểu hết được các dạng bài tập về tiếp tuyến rồi thì giờ chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp dạng bài tập về tiếp tuyến trong video này. Về cơ bản thì chúng ta vẫn áp dụng phương pháp làm như trong những bài giảng trên, tuy nhiên để có thể làm tốt bài thi vào đại học thì cần phải có tư duy thêm chút nữa.

Xem thêm: Tiếp tuyến ôn thi đại học p2




SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

9 Thảo luận

  1. Sakura Anh says:

    thầy có thể cho em 1 số bài về dạng pt tiếp tuyến đc ko ạ?

  2. Sakura Anh says:

    dạ em cám ơn thầy ạ ^^

  3. Mèo says:

    Làm giúp e câu b với ạ

    a) ksat vẽ đt (C) y=x-3/x+1

    b) gọi I là giao điêmt 2 tiệm cận. Tìm M thuộc(C) sao cho tiếp tuyến của (C) tại M tạo với IM góc anpha mà cos anpha=15/17

    • $y’=1-\frac{3}{x^2}$
      TCĐ:x=0; TCX: y=x+1. Điểm I(0;1)
      Gọi $M(m;m+1-\frac{3}{m})$ thuộc (C)
      Tiếp tuyến tại M là: $y=(1-\frac{3}{m^2})(x-m)+m+1-\frac{3}{m} \Rightarrow (1-\frac{3}{m^2})x-y+1=0$
      Tiếp tuyến có VTPT là: $\vec{n_1}(1;1-\frac{3}{m})$
      Đường thẳng IM có VTPT là:$\vec{n_2}(\frac{3}{m};-m)$
      Sử dụng công thức $cos\alpha =\frac{\vec{n_1}.\vec{n_2}}{|\vec{n_1}||\vec{n_2}|}$. Từ đó tìm m

  4. ngân nguyễn says:

    cho hàm số y= 2x^3+3x^2-2
    CMR từ A(1;-4) vẽ được 3 tiếp tuyến đewns đồ thị hàm số trên

    • Em gọi ptdt đi qua $A(1;-4)$ là: $y=k(x-1)-4$
      Để vẽ được 3 tiếp tuyến tới đồ thị (C) thì hệ sau có 3 nghiệm phân biệt:
      $\left\{\begin{array}{ll}2x^3+3x^2-2=k(x-1)-4\\6x^2+6x=k\end{array}\right.$
      Thế phương trình 2 lên phương trình 1 rồi biện luận pt mới có 3 nghiệm phân biệt.

  5. trang says:

    Cho hàm số y=x^3-3x^2.Tìm m để đt đi qua 2 điểm cực trị trên tạo với đt x+my+3=0 một góc anpha,biết cosanpha= 4/5

    • Em viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị
      Tìm vecto phap tuyen của đường thẳng qua 2 cực trị và đường thẳng x+my+3=0
      sử dụng công thức tính góc giữa 2 đường thẳng là $cos(\vec{a},\vec{b})=\frac{\vec{a}.\vec{b}}{|\vec{a}||\vec{b}|}$

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!