Tìm ảnh của đường thẳng bằng phép quay

Tiếp tục trong dạng bài tập áp dụng phép quay, hôm nay thầy sẽ gửi tới các bạn dạng toán: Tìm ảnh của đường thẳng bằng phép quay. Để làm được dạng toán này thông thường chúng ta sử dụng biểu thức tọa độ của phép quay. Chúng ta có thể áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để giải bài toán dạng này. Dưới đây thầy sẽ trình bày với các bạn một bài tập, dựa vào đó các bạn có thể áp dụng được cho những bài toán khác tương tự.

Xem thêm:

Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng $d$ có phương trình: $2x-3y+6=0$. Viết phương trình đường thẳng $d’$ là ảnh của đường thẳng $d$ qua phép quay tâm $O$, góc quay $-90^0$.

Hướng dẫn giải:

Đối với dạng toán yêu cầu tìm ảnh của đường thẳng bằng phép quay thầy sẽ hướng dẫn các bạn làm theo 2 phương pháp:

  1. Dựa trực tiếp vào biểu thức tọa độ của phép quay.
  2. Lấy 2 điểm thuộc đường thẳng $d$, tìm ảnh của 2 điểm này qua phép quay và viết phương trình đường thẳng qua 2 điểm ảnh này.

Cách 1: 

Gọi $M(x;y)$ là điểm bất kì thuộc đường thẳng $d$. $M'(x’;y’)$ là ảnh của điểm $M$ qua phép quay tâm $O$ góc quay $-90^0$. Khi đó $M’$ sẽ thuộc đường thẳng $d’$.

Theo biểu thức tọa độ của phép quay tâm $O$, góc quay $-90^0$ ta có:

$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=xcos(-90^0) -ysin(-90^0)\\y’=xsin(-90^0) +ycos(-90^0)\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=0+y\\y’=-x +0\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=y\\y’=-x\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=-y’\\y=x’\end{array}\right.$             (1)

Thay (1) vào phương trình đường thẳng $d$ ta có:

$2(-y’)-3x’+6=0\Leftrightarrow 3x’+2y’-6=0$

Vậy phương trình đường thẳng $d’$ là: $3x+2y-6=0$

Cách 2:

Bước 1: Lấy 2 điểm bất kì $M$ và $N$ thuộc đường thẳng $d$ có tọa độ là: $M(0;2)$; $N(-3;0)$

Bước 2: Tìm ảnh của hai điểm $M$ và $N$ qua phép quay tâm $O$ góc quay $-90^0$ là hai điểm $M'(x_1;y_1)$ và $N'(x_2;y_2)$.

Tọa độ của điểm $M’$ là:

$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=0. cos(-90^0) -2.sin(-90^0)\\y’=0.sin(-90^0) +2.cos(-90^0)\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=2\\y’=0\end{array}\right.$

Vậy tọa độ của điểm $M’$ là: $M'(2;0)$

Tọa độ của điểm $N’$ là:

$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-3. cos(-90^0) -0.sin(-90^0)\\y’=-3.sin(-90^0) +0.cos(-90^0)\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=0\\y’=3\end{array}\right.$

Vậy tọa độ của điểm $N’$ là: $N'(0;3)$

Bước 3: Viết phương trình đường thẳng $d’$ đi qua hai điểm $M’$ và $N’$.

– Ta có vectơ $\vec{M’N’}=(-2;3)$.

– Vectơ pháp tuyến của đường thẳng $d’$ là: $n_{d’}=(3;2)$

– Đường thẳng $d’$ đi qua điểm $M'(2;0)$ nhận $n_{d’}=(3;2)$ làm vectơ pháp tuyến có phương trình là: $3(x-2)+2(y-0)=0\Leftrightarrow 3x+2y-6=0$

Vậy phương trình đường thẳng $d’$ là: $3x+2y-6=0$

Qua đây các bạn đã rõ cách làm cho bài toán tìm ảnh của đường thẳng bằng phép quay. Giờ các bạn hãy rèn luyện thêm cho mình với hai bài tập tương tự này nhé. Các bạn có phương pháp nào hay thì hãy chia sẻ với mọi người dưới phần bình luận để cùng nhau tham khảo.

Bài tập tự luyện:

Bài 1: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng $d$ có phương trình: $2x-3y+6=0$. Viết phương trình đường thẳng $d’$ là ảnh của đường thẳng $d$ qua phép quay tâm $O$, góc quay $60^0$.

Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng $d’$ có phương trình: $x-2y+4=0$. Viết phương trình đường thẳng $d$ là tạo ảnh của đường thẳng $d’$ qua phép quay tâm $O$, góc quay $45^0$.

SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

77 Thảo luận

  1. Định says:

    cảm ơn thầy nhiều, bài giảng của thầy rất hay, chúc thầy nhiều sức khỏe để có thêm nhiều bài giảng nữa ạ!

  2. khánh says:

    thầy ơi giải thích công thức đó được không ạ,công thức đó lấy ở đâu ra vậy

     

    • Trong hệ toạ độ Oxy, cho điểm I (a;b). Gọi α là một số thực bất kỳ.
      Gọi M'(x’;y’) ảnh của điểm M(x;y) qua phép quay tâm I, góc quay α.
      Đặt IM = IM’ = r
      Gọi φ và φ’ là góc định hướng vectơ IM và IM’ với trục Ox.
      Ta có:
      x – a = r.cosφ và y – b = r.sinφ
      φ’ = φ + α
      x’ – a = r.cosφ’ và y’ – b = r.sinφ’
      Suy ra:
      x’-a = r.cos(φ+α) = r.cosφ.cosα – r.sinφ.sinα = (x-a).cosα – (y-b).sinα
      y’-b = r.sin(φ+α) = r.cosφ.sinα + r.sinφ.cosα = (x-a).sinα + (y-b).cosα

      Trường hợp đặc biệt thì I thay cho điểm O. I(a;b) = O(0;0)

      • Thiện says:

        thầy có thể vẽ hình ra dùm e vs được không ạ ? Cảm ơn thầy nhiều ạ

  3. Nguyễn Mạnh Vũ says:

    chỗ vecto đấy sao lại là (-2:3)

    • bánh bao says:

      Véc tơ M’N’ =điểm cuối -điểm đầu
      Cụ thể ở đây M(2;0) và N(0;3)
      Lấy 0-2 và 3-0 sẽ ra vecto cần tìm nhé

  4. ThaoAna says:

    bài giảng của thầy rất hay và hữu ích 🙂

  5. Mai Anh says:

    cảm ơn thầy nhiều ạ

  6. De Moon says:

    Sao trong lúc em học đâu thấy công thức đó đâu … ?? Giải cánh dễ hiểu hơn ik thầy

  7. Dũng says:

    Thầy ơi cho em hỏi câu hỏi nằm trong bài Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
    Đề: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Điểm M thuộc cạnh SD sao cho SD=3SM.
    a, Tìm giao tuyến giữa hai mặt phẳng (SAC) và (SBD)
    b, Xác định giao điểm I của BM và (SAC). Chứng minh I là trung điểm của SO
    c, Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mặt phẳng (MAB)

  8. NamThan says:

    Thầy ơi! vậy ảnh một đường thăng qua phép quay tâm O góc quay là 180độ là chính nó ạ??/

  9. NamThan says:

    Thầy ơi! vậy ảnh một đường thăng qua phép quay tâm O góc quay là 180độ là chính nó ạ??/

  10. Thùy Vương says:

    Thầy ơi. Ví dụ phép quay tâm O 45 độ (A)=A’ có công thức nào để tìm ảnh A’ ko ạ

  11. Thùy Vương says:

    Thầy ơi. Ví dụ phép quay tâm O 45 độ (A)=A’ có công thức nào để tìm ảnh A’ ko ạ

  12. Lớp 11 says:

    Em chào thầy, em đã được bạn bè giới thiệu và rất thích trang web của thầy, em thấy trang web của thầy khá đầy đủ nhưng thầy có thể giúp em về ‘Qũy tích’ (dạng như 1 điểm cố định và 1 diểm chạy) được không ạ. Em đang cầm lắm aj, em cảm ơn

    • Em hỏi cụ thể vào nội dung nào? Nếu thầy có tài liệu thì thầy giúp, ngược lại thì thầy đành xin lỗi em vậy.

      • Lớp 11 says:

        Thầy ơi, thầy giải đề này cho em được không ạ
        Cho đường tròn C(I,R) lấy hai điểm cố định B và C, một điểm A thay đổi trên (C),gọi H là trực tâm tam giác ABC, B’ LÀ ĐIỂM ĐỐI XỨNG với B qua tâm I.
        a/CMR vector AH=vector B’C
        b/Tìm tập hợp điểm H khi A thay đổi
        Thầy giúp em với ạ em cần lắm

        • a. Xét tứ giác AHB’C có:
          AH vuông góc BC,B’C vuông góc BC => AH // B’C
          CH vuông góc AB,B’A vuông góc AB => CH // AB’
          => AB’CH là hình bình hành => $\vec{AH}=\vec{B’C}$

          b. Vì B’C cố định, mà $\vec{AH}=\vec{B’C}$ nên khi A chuyển động trên đường tròn tâm I thì H chuyển động trên đường tròn tâm I’ là ảnh của đường tròn I qua phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{B’C}$

  13. Lớp 11 says:

    Thầy ơi, thầy giải đề này cho em được không ạ
    Cho đường tròn C(I,R) lấy hai điểm cố định B và C, một điểm A thay đổi trên (C),gọi H là trực tâm tam giác ABC, B’ LÀ ĐIỂM ĐỐI XỨNG với B qua tâm I.
    a/CMR vector AH=vector B’C
    b/Tìm tập hợp điểm H khi A thay đổi
    Thầy giúp em với ạ em cần lắm

  14. ngongoc says:

    Thầy ơi giup e vs mai e kt rồi mà chẳng hiểu gì cả
    Tìm ảnh của đt qua Q (0,90)
    Biết A(-3,1) V(2,2) và đ:x+2y+1=0

  15. bùi văn bình says:

    mong thầy giải thích giùm em bài toán này vợi
    cho hình chữ nhật abcd o là gia điểm 2 đường chéo, ảnh của tam giác bcd qua phép quay tâm o góc -180 độ
    đáp số là tam giác dab
    em cảm ơn thầy rất nhiều

  16. 11A says:

    Thầy ơi giúp e bài này với e làm theo cách của thầy mà k ra kết quả như trong sách
    trong mp Oxy cho d: x+y-2=0.Tìm ảnh của d qua Q(0,45)

  17. 11A says:

    Thầy giúp e bài này với ạ:
    Cho 2 đường tròn cùng có tâm O,bán kính lần lượt là R và r(R>r).A là 1 điểm thuộc (O,r).Hãy dựng đường thẳng qua A cắt (O,r) tại B, cắt (O,R) tại C,D sao cho CD=3AB

  18. Dương says:

    Thầy ơi! Hai công thức trên đều được sử dụng như nhau hay có lưu ý gì không ạ?

  19. hanh says:

    thầy ơi cho em hỏi bài này vs : d:x-y+4=0 tìm ănh của d qua phép quay tâm I(0,3) góc quay 180

  20. thủy says:

    thầy nếu như quay góc 180 cũng dùng ct trên đó ạ

  21. Lâm sung says:

    Thầy cho e hỏi cho 2 đg thẳng cắt nhau 1gocs 23độ thì phép quay là bao nhieu ah e cảm ơn :))))

  22. Hằng says:

    Thầy ơi cho e hỏi Trong mo Oxy cho đt d: x-y+4=0 hỏi ảnh của d qua phép quay tam I(0;3) qua góc 90 độ là gì ạ

    • Hằng says:

      Góc quay 180 thầy ạ

      • Với bài này em có thể áp dụng 2 cách:
        1. Sử dụng công thức phép quay thầy cho trong bài giảng
        2. Với góc 180 độ thì phép quay trở thành phép đối xứng tâm I.
        Lấy 2 điểm thuộc d, tìm ảnh của 2 điểm đó qua phép đối xứng tâm I đc 2 điểm ảnh.
        Viết ptđt qua 2 điểm ảnh

  23. lớp11 says:

    Thầy ơi giúp em làm bài này ạ : cho hình chóp s.abcd có đáy là hbh . Gọi c’ là trung điểm của sc , m là điểm di động trên sa . (p) là mặt phẳng qua c’m và ss với bc cắt sb , sd tại b’ và n
    A, tìm giao tuyến của (sab) và (scd) . Tìm giao điểm của ac’ va (sbd)
    B, tứ giác mb’c’n là hình thang
    C, xác định vị trí của m để mb’c’n là hbh

    • Trước tiên em xác định mặt phẳng (P)
      – (P) C’ và song song BC nên giao tuyến của (P) và (SBC) là đường C’x song song BC cắt SB tại B’.
      – (P) chứa M và song song BC nên song song AD =>giao tuyến của (P) và (SAD) là đường My song song AD cắt SD tại N
      => Xác định đc (P)
      A. giao tuyến là đường Sx song song với AB
      B. Gọi O là giao điểm Ac và BD. giao điểm của AC’ và (SBD) là giao điểm của AC’ và SO
      C. Chứng minh MN//B”C’
      D. M là trung điểm của SA

  24. Giang says:

    Thấy cho e hỏi tìm ảnh pt đt có dạng (x-1) tất cả bình phương+(y+2) tất cả bình. Với phép quay góc 90 độ

  25. Minh says:

    thầy ơi, cho em hỏi. hình vuông ABCD tâm O. Ảnh của tâm giác AOD qua phép quay tâm O, góc quay 270 độ là gì vậy thầy?

  26. Minhh Hoàii says:

    Thầy cho e hỏ i bài nàu vs ạ
    trong mặt phẳng toạ độ xét. Phép biến hình F biến mỗi điểm M(x,y) thành M'(2x-1,-2y+3).viết phương trình dường thẳng d’là ảnh của d:x-2y+6=0 qua phép biến hình F

  27. Thủy says:

    cảm ơn bài giảng đầy hữu ích của thầy. Thầy có thể giải đáp giúp e bài toán này được ko ạ?
    Cho 2 điểm A, B cố định. với mỗi điểm M và 2 phép quay tâm A, B có cùng góc quay thì hợp của 2 phép quay là phép đối xứng tâm O mà tâm đối xứng là đỉnh tam giác vuông cân OAB

  28. Chi says:

    thầy ơi bài của thầy trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình: 2x−3y+6=0. Viết phương trình đường thẳng d′ là ảnh của đường thẳng dd qua phép quay tâm OO, góc quay 60.làm như nào ạ

  29. Em áp dụng phương pháp làm như trong bài giảng này nhé, lắp vào công thức tổng quát là xong.https://hoctoan24h.net/tim-anh-cua-mot-diem-qua-phep-quay/

  30. thương says:

    thầy ơi vậy vẽ góc quay tâm o góc quay 45 độ thì vẽ làm sao ạ. thầy giải giúp em với.

  31. Long Ba Sơn says:

    Thầy có thể cho em thêm 1 số dạng câu hỏi và cách giải khác liên quan den phep tinh tien, phep vi tu, phep….dc ko ak

  32. Trương Lê Vân Anh says:

    Thầy ơi ví dụ không phải quay tâm o góc 90 độ mà quay tâm i(a,b) góc 90 độ thì làm sao ạ ?

  33. Huy says:

    thầy nếu như chứng minh k áp dụng công thức đó ta trình bày như thế nào? thầy dạy lớp e k cho sử dụng công thức đó mà nếu sử dủng phải chứng minh rõ trong bài làm mà e thấy nếu chứng minh thì bài sẽ dài và lâu nên thầy chỉ e cách trình bày tự luận mà k dùng công thức đi ạ

  34. Trong đề thi bây giờ thi trắc nghiệm hết rồi em, sử dụng công thức nhanh mà tính thôi. Với dạng toán này người ta thường cho tâm quay là O và góc quay đa số là 90 độ. Còn nếu bài toán cho tâm I bất kì và góc quay bất kì nếu không sử dụng công thức thì làm rất vất vả (loại này thường ít gặp trong đề), nếu không sử dụng công thức mà làm tự luận thì sử dụng t/c phép quay:
    – Gọi A'(x’;y’) là ảnh của A qua phép quay tâm I. ta có
    + IA=IA’ và cos(AIA’)=$\alpha$
    Từ đó sẽ tìm đc tọa độ A’

  35. Peanut says:

    Bài này làm sao thầy:cho d:X-Y-1=0 (C) (x-1)^2+(y-1)^2 =1
    d cắt (C) tại MN Tìm độ dài M’N’ là ảnh của MN qua Q(0,90)

    • Em tìm tọa độ của M và N ra. Tính độ dài MN. Ảnh của MN là M’N’ có độ dài bằng với MN.

      • Peanut says:

        dạ em cám ơn thầy
        thầy chỉ hướng bài này giùm em cái ạ!!!
        cho d’:3x+4x+6=0 là ảnh của d: 3x+4y+1=0
        qua T(vectơv).Tìm vectơ v sao cho vectơ v có độ dài ngắn nhất

        • 2 đường thẳng d và d’ song song. độ dài của vecto là độ dài của đoạn thẳng.
          Do đó khoảng cách giữa 2 đường thẳng d và d’ là ngắn nhất.
          Lấy 1 điểm A bất kì thuộc d. Viết ptđt a qua A và vuông góc với d.
          Tìm giao điểm của a và d’. vecto v = vecto AB

  36. Peanut says:

    ĐT a là sao thầy hắn là chỉ phuơng của dt d à thầy

  37. duyen says:

    Thầy ơi , thầy giải giúp em câu này được không ạ . Tìm ảnh của đường thẳng 3x+y – 2 = 0 qua phép quay tâm O 90 độ . em làm mà không đúng với kết quả thầy ạ

  38. Nhi says:

    Thầy ơi giải giùm em, bài này với ạ.
    Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình: 3x-y-3 =0. Viết phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d quá phép dời hình có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm I(1;2) và phép tịnh tiến Véc tơ v = (-2;1).

  39. Huệ says:

    Thầy ơi, em rất mong thầy giúp em bài ạ. Em cảm ơn thầy nhiều!
    Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình bình hành tâm O. Gọi M,N,I lần lượt là 3 điểm lấy trên AD,DC,SO.
    a) Tìm giao tuyến của hai mp (SAC) và (SBD)
    b) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cắt bởi mp(MNI)

    • HOCTOAN24H says:

      a. giao tuyến là so
      b. Gọi H là giao điểm của AC và MN. Khi đó I và H cùng thuộc (SAC).
      Dựng đường thẳng IH sẽ cắt SC tại E và cắt SA tại F.
      Gọi K là giao của MN và BD. Có K và I cùng thuộc (SBD). Gọi giao của KI và SB tại P.
      thiết diện là MFPEN

  40. Duyên says:

    Thầy ơi bài này giải sao ? Đề: cho hình vuông ABCD, A(1;1) B(-1;1), C(-1;-1),D(1;-1) phép quay Q(O;45°)biến hình vuông ABCD thành hình vuông EFGH nằm ngoài hình vuông ABCD. Tính S

  41. Vy says:

    thầy ơi thầy giúp e làm bài này với ạ:Cho tâm I(2;1) và (d):2x+3y+4=0.Viết phương trình đường thẳng (d’) qua phép quay tâm I góc quay 90độ

  42. Minh says:

    Thầy ơi x-3y=0 tìm đường thẳng d qua phép quay tâm o góc 90° giúp em vs ạ em cảm ơn thầy

  43. lan anh says:

    thầy ơi cho em hỏi biểu thức tọa độ trên áp dụng cho mọi góc hả thầy

  44. thanhthanh says:

    thầy ơi thế ảnh của đường thăng có qóc quay là 45 độ thì như nào ạ

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!