Trong chuyên đề về phép biến hình, thầy có viết được khá nhiều bài giảng về các dạng bài tập sử dụng phép tịnh tiến và phép đối xứng tâm. Nội dung chính của dạng bài tập đó chủ yếu dựa vào việc tìm tọa độ điểm hay là tìm ảnh của một điểm.
Trong bài giảng này thầy giới thiệu tới các bạn phép quay, đặc biệt thầy sẽ chia sẻ với các bạn công thức dùng để tìm ảnh của một điểm qua phép quay. Các bạn cũng có thể hiểu công thức này dùng để tìm tọa độ của một điểm qua phép quay.
Đối với phép quay thì chúng ta cần quan tâm tới tâm quay và góc quay. Tâm quay ở đây thông thường người ta hay cho là điểm O (gốc tọa độ), còn không thì có thể bài toán cho điểm $I$ bất kì khác điểm $O$. Đối với góc quay có thể âm hoặc dương. Âm hay ương phụ thuộc vào chiều quay, theo chiều kim đồng hồ là chiều âm, ngược chiều kim đồng hồ là chiều dương.
1. Công thức tìm ảnh của một điểm qua phép quay
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm $I(a;b)$ cố định. Xét phép quay tâm I, góc quay $\varphi$. Giả sử cho điểm $M(x;y)$ và điểm $M'(x’;y’)$ là ảnh của điểm $M$ qua phép quay tâm I. Khi đó ta có:
$\left\{\begin{array}{ll}x’=(x-a)cos\varphi -(y-b)sin\varphi +a\\y’=(x-a)sin\varphi +(y-b)cos\varphi +b\end{array}\right.$
Trường hợp đăc biệt:
Trong nhiều bài toán người ta cho tâm quay I là điểm $O(0;0)$. Khi đó biểu thức tọa độ của phép quay tâm O có dạng như sau:
$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.$
Trong biểu thức trên tọa độ của điểm I được thay bằng tọa độ của điểm O nên biểu thức gọn và đẹp hơn rất nhiều.
2. Bài tập áp dụng
Bài 1: Tìm ảnh của 3 điểm $A(3;-2); B(0;4)$ qua phép quay tâm O là gốc tọa độ, góc quay là $-\frac{\pi}{4}$
Hướng dẫn giải:
Khi đọc xong bài này, ta thấy ngay góc quay người ta cho mình là gốc tọa độ O nên việc xác định ảnh của các điểm trên là một côn việc khá dễ dàng. Chỉ việc thay vào biểu thức tọa độ là bài toán được giải quyết
Thầy nhắc lại biểu thức tọa độ xuống đây để các bạn tiện theo dõi:
$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.$
Với bài toán trên thì góc quay của chúng ta là $\varphi=-\frac{\pi}{4}$
a. Tìm tọa độ ảnh của điểm $A(3;-2)$
Gọi tọa độ ảnh của điểm A là $A'(x’;y’)$. Khi đó ta có:
$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=3cos(-\frac{\pi}{4}) -(-2)sin(-\frac{\pi}{4})\\y’=3sin(-\frac{\pi}{4}) -2cos(-\frac{\pi}{4})\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=3(\frac{\sqrt{2}}{2}) +2(-\frac{\sqrt{2}}{2})\\y’=3(-\frac{\sqrt{2}}{2}) -2(\frac{\sqrt{2}}{2})\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=\frac{3\sqrt{2}}{2}-\frac{2\sqrt{2}}{2}\\y’=-\frac{3\sqrt{2}}{2} -\frac{2\sqrt{2}}{2}\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=\frac{\sqrt{2}}{2}\\y’=-\frac{5\sqrt{2}}{2}\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm $A’$ là $A'(\frac{\sqrt{2}}{2};-\frac{5\sqrt{2}}{2})$
b. Tìm tọa độ ảnh của điểm $B(0;4)$
Gọi tọa độ ảnh của điểm B là $B'(x’;y’)$. Khi đó ta có:
$\left\{\begin{array}{ll}x’=xcos\varphi -ysin\varphi\\y’=xsin\varphi +ycos\varphi\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=0.cos(-\frac{\pi}{4}) -4sin(-\frac{\pi}{4})\\y’=0.sin(-\frac{\pi}{4}) +4cos(-\frac{\pi}{4})\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=0.(\frac{\sqrt{2}}{2}) -4(-\frac{\sqrt{2}}{2})\\y’=0.(-\frac{\sqrt{2}}{2}) +4(\frac{\sqrt{2}}{2})\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=4\frac{\sqrt{2}}{2}\\y’=4\frac{\sqrt{2}}{2}\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=2\sqrt{2}\\y’=2\sqrt{2}\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm $B’$ là $B'(2\sqrt{2};2\sqrt{2})$
Các bạn thấy công thức trên dùng để tìm ảnh của một điểm qua phép quay có đơn giản và dễ làm không? Qua dễ làm phải không? Cái gì mà chỉ việc thay vào công thức có sẵn thì hầu như là đơn giản. Một bài tập là đủ cho các bạn tham khảo rồi, điều quan trọng là thầy đã giới thiệu với các bạn công thức tìm tọa độ điểm ảnh. Các bạn có thể tìm thêm bài tập để áp dụng cho công thức trên.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Lớp 11 áp dụng công thức này được không ạ
Áp dụng được em nhé.
Thầy ơi thầy giải thích giúp em mấy cái công thức của phép quay được không ạ em mới học lớp 10 nên đọc không hiểu gì hết
Giải thích công thức phép quay ở đây thì hơi dài nên chưa thể giải thích cho em ở đây được. Bây giờ em cứ áp dụng làm đi, thời gian tới thầy rỗi sẽ viết hẳn 1 bài cho nó cụ thể. Hãy đón xem bài mới trên blog.
Dạ vâng ạ. Khi nào có bài thầy thông báo cho em qua email này nha thầy phuongthaontnd@gmail.com . Em cảm ơn thầy
Em cứ quay lại bài viết này, thầy sẽ để link cho các bạn hiểu hơn.
Vâng ạ. Em mong thầy sẽ sớm viết bài giải thích
Thầy ơi thầy ví dụ cho e một bt lý thuyết đc ko ạ, áp dũng kiểu chứng minh và cho biết phép quay tâm O với góc quay bao nhieu thì biến hình này thành hình khác đc ko ạ! E cảm ơn thầy ạ!
Chứng minh công thức này làm sao vậy thầy
Để chứng minh công thức trên các em kết hợp bài toán đặc biệt và phép tịnh tiến.
Vậy chứng minh công thức trên như thế nào
Cám ơn bài viết của thầy rất nhiều.
thầy giải thích giúp em công thức với ạ.
nhiều bài ko cho tâm thì phải làm sao ạ
Em gõ bài toán muốn hỏi hỏi cụ thể lên đây xem thầy có giúp gì em được không nhé.
Thầy ơi làm cách nào để ôn tập lại và nắm vingữ các kiến thức cả hình và đại từ đầu năm tới giờ ạ. E vì đầu năm ham chơi nên em bị mất căng bản. Thầy giúp em được không ạ
Nếu rỗng kiến thức từ đầu năm tới giờ, bù lại đơn giản quá vì đã học đc mấy đâu em. Em cần bổ sung lại các kiến thức về mặt lý thuyết. Nếu không vưng lý thuyết thì rất khó để làm bài tập, đặc biệt là môn hình. Vững lý thuyết phục vụ rất nhiều cho trắc nghiệm
Thầy ơi thầy chứng minh mấy công thức trên giúp e dk k ạ.
Thây cho em hỏi khi làm có cần phải chứng minh công thức không ạ
trong sách gk người ta không cho công thức này, do đó trong sách sẽ không có bài tập phải sử dụng tới công thức này. Còn giờ thi trắc nghiệm các em cứ thay trực tiếp vào thôi. Chứng minh thì dài lắm.
Cảm ơn thày vì công thức ạ. Em đọc sgk mà chẳng hiểu gì cả ^^
Thầy ơi, e làm theo cách bình thường xài dịnh lí cos và IA=IA’ . Giải ra thì ra 2 nghiệm. 2 nghiệm này có 1 nghiệm là đúng chiều còn 1 cái là ngc chiều. vậy thì có cách nào ngoài việc vẽ lên trục toạ độ ko ạ?
Em đang hỏi bài nào vậy? thầy chưa hiểu ý em? em có thể post bài toán và cách giải của em lên đây.
nếu bài cho thực hiện nhiều phép quay liên tiếp thì có cách nào giải nhanh hơn k thầy
Trường hợp ngược lại thì công thức như thế nào vậy Thầy ? Cho ảnh tìm điểm í ạ
Nếu cho ảnh tìm điểm thì ta đã biết x’ và y’. Cần tìm x và y. vẫn sử dụng công thức đó để tìm x và y em nhé
thầy ơi bài tập áp dụng khó lắm thầy ạ
thầy chứng minh hộ em được ko thầy. Thanks thầy nhiều
Thầy cho e hỏi là góc quay -90° thì làm thế nào ak
góc quay là -90 độ thì cũng làm như các góc khác thôi em. cú lắp vào công thức nhé
Thầy đag đánh đố mấy bạn học sinh và em vào trang này àk? Cái e cần là cơ bản còn nâg cao đợi e thi quốc tế e sẽ đến nhà thầy học???
cái này đâu phải nâng cao bạn :>
Áp dụng dô hình học khôg gian thì s thầy
Công thức sai r thầy x’ = x.cos + ysin
Thấy ơi nếu cho ảnh và gốc r kiu tiềm ngược lạy điểm thì áp dụng công thức trên có đc kô thầy
được chứ e, e thay ngược lại thôi
Thầy ơi cho em hỏi, vd cho tọa độ điểm B, tìm tọa độ điểm A sao cho qua phép quay tâm O góc 90° biến điểm A thành điểm B thì trình bày giải như thế nào ạ?
trong mp oxy cho m(xm;ym) tìm công thức tọa độ của điểm m'(xm’;ym’) qua Q(0;alpha) .0 là gốc tọa độ
Thầy chứng minh công thức đó cho em với thầy ơi. Em phải cm để làm kiểm tra
thầy ơi cho em hỏi công thức tạo ảnh của 1 đường thẳng là j thầy
Bài viết rất hay ạ