Tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng

Tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng là một dạng toán được sự quan tâm của rất nhiều bạn. Đồng thời cũng là một dạng toán được vận dụng khá nhiều trong quá trình viết phương trình đường thẳng. Để làm được bài toán dạng này hôm nay thầy xin chia sẻ cùng các bạn một số phương pháp làm như sau:

Tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng

Phương pháp tìm hình chiếu vuông góc của điểm lên đường thẳng

Bài toán: Xác định hình chiếu $H$ của điểm $M$ trên đường thẳng $d$.

Cách 1:

Bước 1: Lập phương trình đường thẳng $d’$ đi qua điểm $M$ và vuông góc với đường thẳng $d$. Khi đó $d’$ thỏa mãn: đi qua điểm $M$ đã biết và nhận VTPT của $d$ làm VTCP cho mình.

Bước 2: Tìm giao của đường thẳng $d$ và đường thẳng $d’$. Giao điểm đó chính là tọa độ của hình chiếu $H$.

Cách 2:

Giả sử đường thẳng $d$ cho dưới dạng tổng quát: $Ax+By+C=0$. Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi tọa độ điểm $H$ là: $H(x_H;y_H)$ và tìm vectơ chỉ phương của $d$ là $\vec{u_d}$;

Bước 2: Tính $\vec{MH}$

Bước 3: Vectơ $\vec{MH} \bot \vec{u_d} \Leftrightarrow \vec{MH}.\vec{u_d}=0$   (1)

Bước 4: Vì $H\in d \Rightarrow Ax_H + By_H + C=0$     (2)

Bước 5: Từ (1) và (2) ta có hệ. Giải hệ này tìm được tọa độ của $H$.

Cách 3:

Giả sử đường thẳng $d$ cho dưới dạng tham số: $\left\{\begin{array}{l}x=x_0+at\\y=y_0+bt\end{array}\right.$ $t\in R$

Ta thực hiện các bước sau:

Bước 1: Gọi $H$ là hình chiếu vuông góc của điểm $M$ lên đường thẳng $d$. Khi đó $H\in d$. Do đó tọa độ của điểm $H(x_0+at;y_0+bt)$. Suy ra tọa độ của $\vec{MH}$

Bước 2: Vì $MH\bot d \Leftrightarrow \vec{MH} \bot \vec{u_d}\Leftrightarrow \vec{MH}.\vec{u_d}=0$. Từ đây ta sẽ tìm được $t$ và tọa độ của điểm $H$.

Chú ý:

1. Nếu điểm $M(x_0;y_0)$, khi đó tọa độ hình chiếu $H$ của $M$ trên:

  • Ox sẽ có tọa độ là $H(x_0;0)$
  • Oy sẽ có tọa độ là $H(0;y_0)$

2. Nếu điểm $M \notin d$ mà bài toán yêu cầu: “Tìm tọa độ điểm $H\in d$ sao cho $MH$ ngắn nhất thì tương đương với việc tìm $H$ là hình chiếu vuông góc của điểm $M$ trên $d$.

Xem thêm:

Tìm tọa độ điểm thỏa mãn điều kiện cho trước

Tìm tọa độ 3 đỉnh biết tọa độ chân đường cao của tam giác

Bài tập áp dụng

Bài tập 1:

Cho điểm $M(3;-1)$ và đường thẳng $d$ có phương trình: $3x-4y+12=0$. Tìm tọa độ hình chiếu vuông góc $H$ của điểm $M$ lên đường thẳng $d$. Từ đó suy ra tọa độ của điểm $M_1$ là điểm đối xứng với $M$ qua đường thẳng $d$.

Hướng dẫn giải:

Cách 1: 

Bước 1: Viết phương trình đường thẳng $d’$ qua điểm $M$ và vuông góc với đường thẳng $d$:

Vì $d’ \bot d$ nên phương trình đường thẳng $d’$ có dạng: $4x+3y+C=0$

Vì điểm $M(3;-1) \in d’$ nên tọa độ của điểm $M$ thỏa mãn:

$4.3+3.(-1)+C=0 \Leftrightarrow C=-9$

Vậy phương trình đường thẳng $d’$ là: $4x=3y-9=0$

Bước 2: Tìm tọa độ điểm $H$ là giao điểm của $d$ và $d’$ và là nghiệm của hệ sau:

$\left\{\begin{array}{l}3x-4y+12=0\\4x+3y-9=0\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}x=0\\y=3\end{array}\right.$

Vậy tọa độ hình chiếu $H$ là: $H(0;3)$

Bước 3: Tìm tọa độ điểm $M_1$ là điểm đối xứng của điểm $M$ qua $d$

Vì $M_1$ là điểm đối xứng của điểm $M$ qua đường thẳng $d$ nên $H$ sẽ là trung điểm của $MM_1$. Gọi tọa độ của điểm $M_1(x_{M_1};y_{M_1})$, theo biểu thức tọa độ liên quan tới trung điểm ta có:

$\left\{\begin{array}{l}x_M+x_{M_1}=2x_H\\y_M+y_{M_1}=2y_H\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}3+x_{M_1}=2.0\\-1+y_{M_1}=2.3\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l}x_{M_1}=-3\\y_{M_1}=7\end{array}\right.$

Vậy tọa độ của điểm $M_1$ là: $M_1(-3;7)$

Cách 2:

Bước 1:

Giả sử $H(a;b) \Rightarrow \vec{MH}(a-3;b+1)$

$\vec{u}(4;3)$ là vectơ chỉ phương của $d$

Vì $MH\bot d$ nên ta có: $\vec{MH}\bot \vec{u}\Leftrightarrow \vec{MH}.\vec{u}=0\Leftrightarrow 4(a-3)+3(b+1)=0\Leftrightarrow 4a+3b-9=0$      (1)

Bước 2:

Vì điểm $H(a;b) \in d$ nên ta có: $3a-4b+12=0$    (2)

Bước 3:

Tọa độ điểm $H$ là nghiệm của hệ tạo bởi (1) và (2), ta có:

$\left\{\begin{array}{l} 4a+3b-9=0\\3a-4b+12=0\end{array}\right.\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{l} a=0\\b=3\end{array}\right.$

Vậy tọa độ của điểm $H$ là: $H(0;3)$

Cách 3: 

Bước 1: Chuyển $d$ về phương trình tham số

  • Lấy 1 điểm bất kì thuộc $d$ là: $A(0;3)$
  • Vectơ chỉ phương của $d$ là: $\vec{u}(4;3)$
  • Phương trình tham số của $d$ là:$\left\{\begin{array}{l}x=4t\\y=3+3t\end{array}\right.$  $t\in R$

Bước 2:

Vì điểm $H\in d$ nên ta có tọa độ của $H$ là: $H(4t;3+3t)\Leftrightarrow \vec{MH}(4t-3;3t+4)$

Vectơ chỉ phương của $d$ là: $\vec{u}(4;3)$

Vì $MH\bot d \Leftrightarrow \vec{MH}.\vec{u}=0\Leftrightarrow 4(4t-3)+3(3t+4)=0\Leftrightarrow t=0$

Với $t=0\Rightarrow H(0;3)$

SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

21 Thảo luận

  1. aa11 says:

    Ở bài 1 cách 2 bước 1:

    Cái vectơ chỉ phương của phải là (3; -4) chứ thầy

  2. Vân Nguyễn says:

    Nếu đthg d ko cho biết thì làm ntn vậy thầy

  3. Trân says:

    thầy ơi sao hình chiếu của 1 điểm thuộc đường tròn không rơi ra ngoiaf hình chiếu của chính đt đó qua phép chiếu vuông góc lên đt d ạ?

  4. Thảo says:

    Bài thầy giải rất hữu ích ạ

  5. Phong Vuong says:

    thầy ơi, nếu tìm hình chiếu của 1 điểm lên 1 mp mà theo phương chiếu của 1 vecto khác thì phải làm thế nào ạ?

  6. Annie says:

    thầy ơi sao phải dùng vecto chỉ phương vậy thầy, cho con biết dc k thầy

  7. Nguyen says:

    Thầy ơi nếu cho PTTS tìm bằng cách nào ạ. E đổi về PTTQ rồi k bt lm sao.

  8. Hương says:

    Các bài giảng của thầy tuy ngắn gọn nhưng rất đầy đủ, mạch lạc và dễ hiểu. Con mong thầy có thể phát triển mở lớp học ở Hà Nội để con và các bạn học sinh có thể tham gia. Chúc thầy thành công và luôn gắn bó với nghề giáo vì theo con thầy thực sự là một người thầy giỏi.

  9. Nguyễn Thế Huyền Trang says:

    hay và bổ ích lắm ạ . cảm ơn thầy

  10. kim says:

    cho em hỏi viết ptdt d qa M(2;7) cách N(1;2) một khoảng bằng 1

    • HOCTOAN24H says:

      em gọi ptđt d qua m là: a(x-2)+b(y-7)=0
      dựa vào khoảng cách từ N tới đường thẳng d là 1 => 1 phương trình ẩn a và b
      biến đổi và đặt nhân tử chung sẽ đc 1 pt tích. từ đây em sẽ tìm dc a và b

  11. Đàm Thị Nguyệt Anh says:

    Thầy ơi, chỗ vecto MH.vecto u =0 có thể dùng công thức trong SGK k1.k2=-1 được không thầy. Cảm ơn thầy.

  12. duc anh says:

    bai giai cach 2 bai 1 sai r
    tai sao 4(a-3)+3(b-1)=4a-3b-9 dc
    phai la 4a-3b-15 chu
    sai roi thay nha

  13. Đạt says:

    Thầy ơi sao đường thẳng d’ ra đc 4x+3y+C=0

  14. Nguyễn Trung Hiếu says:

    Ngắn gọn súc tích. Sẽ tiếp tục theo dõi học toán 24h

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!