Tìm m để đồ thị có 2 cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng

Dạo này bận bịu trông con nên không viết được bài nào hẳn hoi, chủ yếu là upload các đề thi thử thpt quốc gia 2016 của các trường thpt trong cả nước cho các bạn ngồi ngâm cứu. Hôm nay có chút thời gian, làm được ít việc cá nhân xong rồi thì ngồi nghĩ không biết viết gì cho blog.

Chat với bác google thì được cho biết, các trò của chúng ta cũng tìm kiếm khá nhiều dạng bài toán Tìm m để đồ thị hàm số có 2 cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng d nên quyết định xuất bản bài viết này.

Tổng quát:

Cho hàm số $y=f_{(x)}$ có đồ thị $(C_m)$. Tìm m để đồ thị hàm số có 2 cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng $d: y=g_{(x)}$ cho trước.

Phương pháp:

Cách 1:

  • Tìm điều kiện để đồ thị hàm số có cực tiểu, cực đại. Giả sử là A và B.
  • Tìm tọa độ 2 điểm A và B theo m.
  • Gọi $I$ là trung điểm của $AB$.
  • Giải điều kiện: $\left\{\begin{array}{ll} I\in d\\d\bot \Delta\end{array}\right.$

Cách 2:

  • Tìm điều kiện để đồ thị hàm số có cực tiểu, cực đại. Giả sử là A và B.
  • Viết phương trình đường thẳng $\Delta$ đi qua hai điểm cực tiểu, cực đại.
  • Gọi $I$ là trung điểm của $AB$. Tìm tọa độ của I .
  • Giải điều kiện: $\left\{\begin{array}{ll} I\in d\\d\bot \Delta\end{array}\right.$

Phương pháp thì là như thế đó, nhưng khi nào thì tìm tọa độ của hai điểm cực trị, khi nào thì viết phương trình đường thẳng qua hai điểm cực trị, áp dụng cụ thể vào bài toán thì sẽ như thế nào. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số bài toán dạng này để hiểu rõ hơn.

Bài 1: Cho hàm số  $y=x^3-3mx^2+4m^3$ (m là tham số) có đồ thị là ($C_m$).

1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị hàm số khi $m=1$.

2) Xác định m để ($C_m$) có các điểm cực đại và cực tiểu đối xứng nhau qua đường thẳng $y=x$

Hướng dẫn:

Ta có:

$y=x^3-3mx^2+4m^3\Leftrightarrow y’=3x^2-6mx$

$y’=0\Leftrightarrow 3x^2-6mx=0\Leftrightarrow \left[\begin{array}{ll} x=0\\x=2m\end{array}\right.$

Đồ thị hàm số có hai cực trị khi và chỉ khi phương trình $y’=0$ có 2 nghiệm phân biệt. Do đó $m\neq 0$

Giả sử gọi A và B là 2 điểm cực trị của đồ thị hàm số, ta sẽ có: $A(0;4m^3); B(2m;0); \vec{AB}=(2m;-4m^3)$

Gọi I là trung điểm của AB thì $I(m;2m^3)$

Vectơ chỉ phương của đường thẳng d là: $\vec{u}=(1;1)$

Để 2 cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng d thì: $\left\{\begin{array}{ll} I\in d\\d\bot AB\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll} I\in d\\\vec{u}.\vec{AB}=0\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll} 2m^3=m\\2m-4m^3=0\end{array}\right.\Leftrightarrow m^2=\frac{1}{2}\Leftrightarrow m=\pm\frac{\sqrt{2}}{2}$

Vậy với $m=\pm\frac{\sqrt{2}}{2}$ thì $(C_m)$ có các điểm cực đại và cực tiểu đối xứng với nhau qua đường thẳng $y=x$

Tham khảo bài giảng:

  1. Sai lầm khi tìm cực trị của hàm số
  2. Sai lầm khi viết phương trình tiếp tuyến
  3. Mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 3, bậc 4 khi khảo sát hàm số
  4. Hướng dẫn cách nhẩm nghiệm, loại nghiệm bằng đường tròn lượng giác

 

Bài 2: Cho hàm số $y=x^3-3x^2+mx$ (1).

1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi $m=0$.

2) Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số (1) có các điểm cực đại và điểm cực tiểu đối xứng với nhau qua đường thẳng $d: x-2y-5=0$ .

Hướng dẫn:

Ta có:

$y=x^3-3x^2+mx \Leftrightarrow y’=3x^2-6x+m$

$y’=0\Leftrightarrow 3x^2-6x+m=0$

$\Delta=9-3m$

Để hàm số có 2 cực trị thì phương trình $y’=0$ có 2 nghiệm phân biệt $\Leftrightarrow 9-3m>0\Leftrightarrow m<3$   $(*)$

Giả sử hai điểm cực trị có tọa độ là: $A(x_1;y_1);B(x_2;y_2)$ với $x_1;x_2$ là nghiệm của phương trình $y’=0$

Lấy $y$ chia cho $y’$ ta được: $y=(\frac{1}{3}x-\frac{1}{3})y’+(\frac{2}{3}m-2)x+\frac{1}{3}m$

Do đó phương trình đường thẳng đi qua hai điểm cực trị là: $y=(\frac{2}{3}m-2)x+\frac{1}{3}m$

Nếu bạn chưa hiểu chỗ này thì xem bài giảng này: Cách viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm cực trị

Gọi $I(a;b)$ là trung điểm của AB, ta có:

$a=\frac{x_1+x_2}{2}=\frac{6}{6}=1$

$b=\frac{y_1+y_2}{2}=\frac{(\frac{2}{3}m-2)x_1+\frac{1}{3}m+(\frac{2}{3}m-2)x_2+\frac{1}{3}m}{2}=\frac{(\frac{2}{3}m-2)(x_1+x_2)+\frac{2}{3}m}{2}=m-2$

$\Rightarrow I(1;m-2)$

Đường thẳng d viết lại dưới dạng: $y=\frac{x}{2}-\frac{5}{2}$ có hệ số góc là $k_1=\frac{1}{2}$

Đường thẳng qua hai điểm cực trị có hệ số góc là: $k_2=\frac{2}{3}m-2$

Để 2 cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng d thì: $\left\{\begin{array}{ll} I\in d\\d\bot AB\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll} I\in d\\k_1.k_2=-1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll} 1-2(m-2)-5=0\\\frac{1}{2}(\frac{2}{3}m-2)=-1\end{array}\right.$

$\Leftrightarrow m=0$  thỏa mãn điều kiện $(*)$

Vậy với $m=0$ thì đồ thị hàm số $(1)$ có 2 điểm cực trị đối xứng nhau qua đường thẳng $d: x-2y-5=0$

Trong hai bài toán trên tuy cùng một yêu cầu nhưng lại làm theo hai cách khác nhau. Ở đây chính là chúng ta đã sử dụng cách 1 và cách 2 ở trên. Qua hai bài toán này các bạn đã rõ khi nào thì áp dụng cách 1, khi nào thì áp dụng cách 2 chưa? Nếu chưa rõ thì xin nói qua loa với các bạn như này nhé:

Với cách 1: Nên áp dụng khi chúng ta tìm được cụ thể tọa độ 2 điểm cực trị A và B một cách dễ ràng. Tức là không phức tạp đó. Xem ở bài 1 ta tìm được tọa độ 2 điểm A và B rất đơn giản.

Với cách 2: Nên áp dụng khi chúng ta khó tìm tọa độ 2 điểm cực trị A và B hoặc không tìm được cụ thể. Thường ở trường hợp này thì $\Delta$ không tồn tại dạng $p^2$. Các bạn thử tìm tọa độ 2 điểm cực trị ở bài toán 2 xem có đơn giản không? Sau đó ta sẽ sử dụng tới hệ thức Viet để tìm tọa độ trung điểm AB.

Chắc các bạn đã rõ áp dụng 2 cách này rồi chứ. Bây giờ xin gửi tới các bạn 2 bài tập cũng cố cho dạng toán cực trị đối xứng này. Hãy làm một con ong chăm chỉ nhé.

Bài 3: Cho hàm số  $y=x^3+3mx^2-3m-1$

1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi $m=1$.

2) Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số có điểm cực đại và điểm cực tiểu đối xứng với nhau qua đường thẳng $d: x+8y-74=0$

Đáp số : $m=0$

Bài 4: Cho hàm số $y=x^3-3(m+1)x^2+9x+m-2$ (1).

1) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số khi $m=1$.

2) Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số (1) có các điểm cực đại và điểm cực tiểu đối xứng với nhau qua đường thẳng $d: y=\frac{1}{2}x$ .

Đáp số : $m=1$

Nếu bạn thích bài viết này, hãy subscribe blog của mình để thường xuyên cập nhật những bài viết hay nhất, mới nhất qua Fanpage nhé. Cảm ơn rất nhiều.

SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

37 Thảo luận

  1. Nguyên says:

    THẦy ơi vì răn x1/x2 = 6/6 = 1 ạ

  2. Ly says:

    Cho em hỏi sao vecto chỉ phg lại bằng 1;1 ạ?

  3. Thành says:

    Thầy giúp em với:
    Tìm GTLN của A = (1/x^3)+(1/y^3). Biết (x+y)xy=x^2+y^2-xy

  4. Na says:

    Thầy ơi, phần bài tập thêm bài 3 câu 2 đáp số m=0 hình như bị sai thưa thầy. Thầy xem lại được ko ạ

  5. Thảo says:

    Lâu lắm r e mới tìm đc những bài viết cụ thể mà lại ngắn gọn vậy ạ. Việc phân 2 cách làm đúng lúc em còn đang bỡ ngỡ bài này. Cám ơn thầy, mong thầy tiếp tục viết thêm các bài giảng

    • Cám ơn em rất nhiều. Hy vọng những bài giảng trên blog của thầy sẽ giúp được nhiều bạn hơn nữa. Chúc em sức khỏe và học tập tốt. Hãy chia sẻ bài giảng tới bạn bè của mình.

  6. nguyễn uyen says:

    bài 3 đáp án sai dk m khác 0

  7. nhut says:

    Bài giảng rất dễ hiểu ak cám ơn thầy nhiều

  8. thành says:

    cam on thay nhieu ạ

  9. TUẤN says:

    Nếu đối xứng qua 1 điểm cho trước thì làm thế nào vậy thầy

  10. TUẤN says:

    Đối xứng qua 1 điểm thì làm tn vậy thầy

    • Nếu đối xứng qua 1 điểm thì điểm đó là trung điểm của đoạn thẳng nối 2 cực trị. Sử dụng tính chất trung điểm, rồi dựa vào Viet để tính.

  11. ana says:

    thầy ơi bài này làm kiểu nào vậy thầy
    y=-1/3x^3+(m-1)x^2+(m+3)x-4
    đồng biến trên khoảng độ dài bằng 4

    • Em tính y’ đc phương trình bậc 2.
      Giả sử có 2 nghiệm là x1, x2
      lập bảng biến thiên sẽ thấy hàm số đb trên (x1;x2)
      Để khoảng đó có đọ dài bằng 4 thì |x1-x2|=4. Bình phương 2 vế, đưa về tổng tích và áp dụng viet. với x1, x2 là 2nghiệm của pt y’=0

  12. trinh says:

    thay oi cho em hoi bai 4

  13. truong tran says:

    thầy ơi bài 3 nghiem =0 loại mà

  14. Lan says:

    Thầy ơi ở phần Vd thì y chia cho y’ sao lại ra kq thế kia ạ, có công thức tổng quát để tính nhanh ko ạ

  15. Lê Thủy Tiên says:

    Thẩy ơi chỉ em cách chia y /y’ . Em không hiểu chỗ đó ạ.

  16. Vô Danh says:

    Cảm ơn thầy nhiều ạ!!!

  17. Linh says:

    Thầy ơi. Cho e hỏi.tại sai tính tọa độ của y=m+2 ạ.

  18. Ngọc Minh says:

    Hay quá thầy ơi <3

  19. Hiếu says:

    Toạ độ y của trung điểm I CÂU 2 phải là 4/3m – 2 chứ thầy

  20. Trâm says:

    Cho em hỏi là AB// d thì giải sao ạ

  21. Minh says:

    cho e hỏi cái bài 2 ý ạ suy ra I thuộc d, AB vuông góc với d rồi làm thế nào để suy ra được cái hệ pt đấy ạ

  22. Minh says:

    thầy cho em hỏi cái chỗ I∈d và AB vuông góc với d ý ạ suy ra được $k_{1}$x $k_{2}$=-1 kiểu gì vậy ạ

    • HOCTOAN24H says:

      đường thẳng d1 có hệ số góc k1

      đường thẳng d2 có hệ số góc k2
      nếu d1 vuông góc với d2 thì k1.k2=-1
      nếu d1//d2 thì k1=k2
      điều kiện để hai đường thẳng song song và vuông góc là vậy e nhé

  23. Minh says:

    cho em hỏi cái chỗ I∈ d và AB vuông góc với d ý ạ rồi suy ra hệ phương trình như thế nào vậy ạ tại sao $k_{1}$x$k_{2}$=-1

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!