Hôm nay đọc mail thấy một bạn học sinh hỏi về dạng toán tìm điều kiện để hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng cho trước. Dạng toán này trên blog chưa có bài viết nào, cộng với việc gần nửa tháng nay chưa viết được bài nào nên quyết định chuyển bài tập của bạn thành một bài giảng. Để nếu có bạn nào hỏi về dạng này thì khỏi phải tìm đâu xa nữa. Cứ gõ từ khóa Tìm m để hàm phân thức đồng biến trên khoảng là bụt sẽ hiện lên ngay.
Đối với dạng toán tìm m để hàm số đồng biến hay nghịch biến trên khoảng hay đoạn thì chúng ta nên sử dụng phương pháp hàm số, tức là dựa vào việc tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số để tìm điều kiện cho m. Nhưng dạng này chỉ áp dụng được với bài toán cô lập được m. Với những bài toán không cô lập được m thì chúng ta áp dụng phương pháp tổng quát, có thể dùng cho mọi bài toán, đó là áp dụng xét dấu và nghiệm của tam thức bậc 2.
Trong bài giảng này thầy sẽ gửi tới các bạn bài toán Tìm m để hàm phân thức đồng biến trên khoảng cho trước và áp dụng phương pháp xét dấu của tam thức bậc 2.
Xem thêm bài giảng hay:
- Tìm m để hàm bậc 4 đồng biến, nghịch biến trên khoảng cho trước
- Một số mẹo phân tích đồ thị hàm bậc 3 để giải toán
- Sai lầm nghiêm trọng khi tìm cực trị của hàm số
- Sai lầm khi viết phương trình tiếp tuyến
Bài tập 1: Tìm m để hàm số $y=\frac{2x^2+(m+1)x+2m-1}{x+1}$ đồng biến trên khoảng $(0;+\infty)$
A. $m\leq 2$ B. $m<2$ C. $m\leq \frac{1}{2}$ D. $m>\frac{1}{2}$
Hướng dẫn:
TXĐ: $D=R\{-1}$
$y’=\frac{2x^2+4x-m+2}{(x+1)^2}$
Hàm số đồng biến trên khoảng $(0;+\infty)$ khi $y’\geq 0$ với $x\in (0;+\infty)$
Ta có: $2x^2+4x-m+2\geq 0$ với $x\in (0;+\infty)$
$\Leftrightarrow m\leq 2x^2+4x+2$ => Tìm min
Đặt $h(x)=2x^2+4x+2$; $h'(x)=4x+4=0$ => $x=-1 \notin(0;+\infty)$
=> $m\leq 2$
Vậy đáp án A đúng.
Bài tập 2: Cho hàm số $y=\frac{x^2+2mx+m}{x-m}$. Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$.
Hướng dẫn:
Tập xác định: $D=R\{m}$
Đạo hàm: $y’=\frac{x^2-2mx-2m^2-m}{(x-m)^2}$
Hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$ khi và chỉ khi $\left\{\begin{array}{ll}y’\geq 0\hspace{0.5cm}\forall x\in (1;+\infty)\\ m\not\in(1;+\infty)\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}y’\geq 0\hspace{0.5cm}\forall x\in (1;+\infty)\\m\leq1\end{array}\right.$
Hay $\left\{\begin{array}{ll}x^2-2mx-2m^2-m \geq 0\hspace{0.5cm}\forall x\in (1;+\infty)\hspace{1cm}\\m\leq 1\end{array}\right.$
Để biết được tại sao $m\leq 1$ thì các bạn cứ đọc tiếp nhé.
Ta có: $\Delta’ = m^2+2m^2+m = 3m^2+m$
Tới đây các bạn thấy tam thức bậc 2 của chúng ta có chứa tham số m với số mũ 2 và mũ 1 nên chắc chắn là không thể cô lập được m. Vì vậy việc áp dụng phương pháp cô lập m để tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất là không khả thi. Do đó chúng ta sẽ sử dụng phương pháp xét dấu của tam thức bậc 2.
Chý ý:
Với bài toán dạng như thế này ta sẽ phải biện luận theo 2 trường hợp.
Trường hợp 1: Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định,
Trường hợp 2: Điều kiện hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$
Tuy nhiên đây là bài toán dạng phân thức trong đó mẫu thức lại chứa tham số m. Vì vậy ta cần điều kiện cho tham số m ở dưới mẫu. Tức là $\\m \not \in (1;+\infty) $. Nếu bạn nào chưa rõ chỗ này thì có thể xem bài giảng này của thầy.
Giờ chúng ta cùng đi xét hai trường hợp cho bài toán này:
Trường hợp 1: Hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định
Để hàm số đồng biến trên từng khoảng xác đinh thì $\left\{\begin{array}{ll}a>0\\ \Delta’ \leq 0\\ m \not \in (1;+\infty) \end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}1>0\\ 3m^2+m \leq 0\\ m\leq 1\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}3m^2+m \leq 0\\ m\leq 1\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}-\frac{1}{3} \leq m\leq 0\\ m\leq 1\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow -\frac{1}{3}\leq m\leq 0$
Vậy với $\Leftrightarrow -\frac{1}{3}\leq m\leq 0$ thì hàm số đồng biến trên từng khoảng xác định. Do đó hàm số sẽ đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$
Các bạn xem thêm bảng biến thiên:
Trường hợp 2: Hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$
Trường hợp 1 chúng ta xét với $\Delta’\leq 0$. Với trường hợp 2 này chúng ta sẽ xét với $\Delta’>0$
$\Delta’>0\Leftrightarrow\left[\begin{array}{ll}m<-\frac{1}{3}\\m>0\end{array}\right.$
Khi đó phương trình (1) có hai nghiệm phân biệt $x_1;x_2$ với $x_1<x_2$.
Bảng biến thiên:
Để hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$ thì $x_1<x_2\leq 1$. Từ đây ta có: $x_1-1< x_2-1\leq 0 \Rightarrow \left\{\begin{array}{ll}(x_1-1)(x_2-1)\geq 0\\x_1-1+x_2-1<0\end{array}\right.\Rightarrow \left\{\begin{array}{ll}x_1.x_2-(x_1+x_2)+1\geq 0\\x_1+x_2<2\end{array}\right.$ (2)
Theo Viet ta có: $x_1.x_2=-2m^2-m$ và $x_1+x_2=2m$
(2) $\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}-2m^2-m-2m+1\geq 0\\2m<2\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}-2m^2-3m+1\geq 0\\m<1\end{array}\right.$
$\Leftrightarrow \frac{3+\sqrt{17}}{-4}\leq m\leq \frac{3-\sqrt{17}}{-4}$
Kết hợp với điều kiện của $\Delta’>0$ ta có: $\frac{3+\sqrt{17}}{-4}\leq m< -\frac{1}{3}$ hoặc $0< m\leq\frac{3-\sqrt{17}}{-4}$
Vậy với $\frac{3+\sqrt{17}}{-4}\leq m< -\frac{1}{3}$ hoặc $0< m\leq\frac{3-\sqrt{17}}{-4}$ thì hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$
Kết hợp cả hai trường hợp lại ta có kết quả như sau: $\frac{3+\sqrt{17}}{-4}\leq m\leq \frac{3-\sqrt{17}}{-4}$
Kết luận: Với $\frac{3+\sqrt{17}}{-4}\leq m\leq \frac{3-\sqrt{17}}{-4}$ thì hàm số đồng biến trên khoảng $(1;+\infty)$
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Em thưa thầy e chưa hiểu tsao m <= 1 ạ ?
Em xem bài này nhé, trên bài viết thầy cũng để link tới bài giảng để giải thích cho điều này rồi mà
https://hoctoan24h.net/bai-3-tim-m-de-ham-so-nghich-bien-tren-khoang-ab/
thưa thầy bài vd đầu tiên e thay với m=1 vào rồi đạo hàm lập bảng biến thiên nhưng hàm số lại nghịch biến trên (1,3) thì không thể đồng biến trên đoạn (1,đương vô cung) thầy xem hộ e với ạ
Em xem lại điều kiện đi nhé, giá trị m=1 có thỏa mãn điều kiện của bài toán đâu em.
Thua Thay, em thay may hang cuoi sai dau cong thuc nghiem : la 3 moi dung, khong phai -3
Đã update em nhé
Thầy cho em hỏi khi xét hàm số đồng biến trên khỏang (0;+vô cùng) thì khi xét f'(x)>= 0 ==>x1 < x2 <=0
Còn khi xét đồng biến trên khỏang ( âm vô cùng; 0) thì điều kiện lại là
0<= x1 < x2
Nếu xét trong khoảng (0;+ vô cùng) thì x>0 chứ em. Cong nếu xét trong khoảng (- vô cùng;0) thì x<0.
Còn khi xét f'(x)>=0 để tìm đc x là bao nhiêu thì tùy thuộc vào biểu thức bài cho
Thầy giúp em bài nnay
f (x) = x^2 – mx + m^2 – 3m
Tìm m để f(x) >= 0 với mọi x thuộc (0; + vô cùng)
Tìm m để f(x) >= 0 với mọi x thuộc ( – vô cùng; 0)
Thầy ơi cho em hỏi, phần cuối kết luận m, giữa th1 và th2 thì có phải là hợp ko ạ . theo kết quả thầy là giao ạ. Em chưa hiểu lắm, thầy có thể nói giúp em được ko ạ ?
Kết luận giữa th1 và th2 là hợp em nhé.Kết quả của thầy lấy hợp mà, em xem kĩ lại đi nhé. Khoảng nghiệm ở trường hợp 1 không thuộc khoảng nghiệm của th2 , do đó khi lấy hợp mình sẽ lấy hết.
thầy ơi. e ko hiểu lắm phần xét nghiệm th1 va th2 (3-căn 17 phần-4) nằm ngoài khoảng = 0, mà trong th1 ngiệm chỉ lấy đến 0 thôi nên nghiệm cả 2 truong hop là (-3+căn 17 đến 0)……e làm vậy sai ở đâu e nghĩ hoài mà ko biết
thầy giúp e với ạ . e cảm ơn thầy
thầy ơi, còn khi nào mình biết hàm số đó hữu hạn để xét y’>= hoặc y'<= 0 vậy thầy
e có đọc được cmt của thầy nhưng cũng chưa hiểu lắm ạ
thầy ơi, câu này làm sao ạ?
Định m để hàm số y=(3mx^2-2x+m-1)/(x+2) nghịch biến trên khoảng (0;3)
em mong nhận được câu trả lời sớm từ thầy
em tính đạo hàm y’ sẽ được biểu thức dạng: $y’=\frac{3mx^2+12mx-m-3}{(x+2)^2}$
Xét trên đoạn [0;3] thì mẫu luôn dương. do đó để hàm số NB thì $3mx^2+12mx-m-3<0$
Đây là tam thức bậc 2 em biện luận dễ rồi.
thầy ơi giúp em bài này
tìm m để hàm số y = -x^3 + (m+2)x^2 + (m-1)x -3 nghịch biến trên (1;+ vô cùng)
Em áp dụng tương tự cách làm ở bài này nhé https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-1-vo-cuc/
Chào thầy!
Thầh xem giúp em bài này em giải sai chỗ nào vậy thầy?
Đáp án là m≥3 , nhưng em giải 2 cái bpt ở dưới thì nó ra kq sai!
Cảm ơn thầy!
y=-x^3+mx^2-m \\ \textrm{Tim m de ham so dong bien tren khoang (1;2)} \\ y’=-3x^2+2mx\\\Delta=m^2 +3\\\Delta > 0, \forall x \in R\\\textup{Phuong trinh co 2 nghiem phan biet}\\x_{1}=\frac{m^2-\sqrt{m^2+3}}{3}\\x_{2}=\frac{m^2+\sqrt{m^2+3}}{3}\\\textup{De ham so dong bien tren khoang (1;2) thi}\\\frac{m^2-\sqrt{m^2+3}}{3}\leq 1 \\\frac{m^2+\sqrt{m^2+3}}{3}\geq 2
$y=-x^3+mx^2-m$
Tim m de ham so dong bien tren khoang (1;2)
$y’=-3x^2+2mx,\Delta=m^2 +3$
$\Delta \geq 0,\forall x \in R$
Phuong trinh co 2 nghiem phan biet:
$x_{1}=\frac{m^2-\sqrt{m^2+3}}{3}; x_{2}=\frac{m^2+\sqrt{m^2+3}}{3}$
De ham so dong bien tren khoang (1;2) thi $\frac{m^2-\sqrt{m^2+3}}{3}\leq 1;\frac{m^2+\sqrt{m^2+3}}{3}\geq 2$
Em tham khảo cách làm trong bài giảng này xem có đơn giản hơn không nhé:https://hoctoan24h.net/bai-4-tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-ab/
Sau đó có thể xem thêm một số bài giảng này:
1. https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-03/
2. https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-1-vo-cuc/
Thầy cho em hỏi với bài toan đạo hàm không có mẫu số thì có cần điều kiện m<=1 không ạ
Tùy từng bài toán mà điều kiện khác nhau em nhé. Nếu là hàm đa thức thì hiển nhiên không có đk cho mẫu rồi, còn hàm phân thức thì mình phải có đk của mẫu nữa.Em có thể tham khảo thêm 1 số bài giảng về chuyên đề đồng biến, nghịch biến của hàm số trong link này nhé:https://hoctoan24h.net/tag/tinh-dong-bien-nghich-bien-cua-ham-so/
Tại sao phải xét 2TH ạ? Em vẫn chưa hiểu lắm ạ?
Khi hàm số đơn điệu trên 1 khoảng (a;b) bất kì thì có thể hàm số chỉ đơn điệu trong khoảng (a;b), cũng có thể hàm số đơn điệu trên các khoảng xác định.
Do đó ta cần xét 2 TH như vậy để không mất nghiệm.
em tưởng tùy từng bài thì co lập m còn tùy từng bài mới sd viet chứ thầy
Đúng rồi em.Nếu bài toán mà chứa m có số mũ lớn hơn 2 lên thì khó cô lập m, phải sử dụng tới tam thức bậc 2, viet
em cảm ơn thầy mong thầy sớm làm video để chúng ưm dễ tiếp cận hơn
sao x1<x2<1 vậy thầy??
s
trong khoảng x1;x2 hàm số nghịch biến, do đó không lấy khoảng này. 2 khoảng còn lại hs đồng bién nên nhận. Bạn để ý để đb trên khoảng (1;+vô cùng) thì chúng ta cần phải chọn khoảng thứ 3 từ trái sang.
Thầy giải hộ em bài này với ạ
tìm m để hàm số y=x+2+m/(x-1) luôn đồng biến trên tập xác định
Hàm số đb trên TXĐ, tức là trên khoảng $(-\infty;1)$ và $(1;+\infty)$.
Bạn tham khảo cách làm bài này nhé: https://hoctoan24h.net/bai-3-tim-m-de-ham-so-nghich-bien-tren-khoang-ab/
tính ra y’=1-m/(x-1)^2 có cần quy đồng lên rồi phân tícch hằng đẳng thức ko thầy
tính ra y’=1-m/(x-1)^2 có cần quy đồng lên rồi phân tícch hằng đẳng thức ko thầy
Như này rồi có gì mà phải quy đồng nữa em. Em xem kĩ cái video thầy gửi theo link vừa rồi đó.
Thầy ơi sao xét trên khoảng R lại là đen ta < hoặc = 0 còn trên khoảng cho truớc lại là đen ta > 0 ạ?
Thầy giài hộ e bài này ạ y=x^2-2mx+m+2/x-2 tìm m để hs đồg biến khi x>1
Bài này chính là hàm số đồng biến trên khoảng (1; +vô cùng)
txđ D=R\2 mà 2 thuộc (1;+vocung) thì có ảnh hưởng gì trong bbt kg thầy
y=(2m+3)sin^2x+(2-m)x luôn đồng biến làm như nào ạ
sao k xét m = 0 v thầy
Thầy ơi, xác định m để hàm số y= 2x^2+2mx+m-1 đồng biến trong khoảng (-1; cộng vô cùng) làm sao ạ
đây là hàm bậc 2, hệ số a>0 nên đồ thị lõm, có cực tiểu. em có thể tìm tọa độ đỉnh rồi từ đó sẽ biết đc hàm số đồng biến trong khoảng (-1;+ vô cùng ) để tìm m
Thầy , cho em hỏi x1<x2≤1 chỗ này suy ra: x1−1≤0 .nhưng x1 da bé hơn x2 oy thì phải x1-1<0.sao lại có trường hợp bằng
Cám ơn em, x1-1<0 là chính xác.
Thầy cho mình hỏi (x1-1)<0 và (x2-1)<=0 (x1-1)(x2-1)>=0 cái này là ở đâu vậy ạ
(x1-1)<0 và (x2-1)<=0 thì suy ra tích phải (x1-1)(x2-1)>=0
Thầy giài hộ e bài này ạ. tìm m để hs y= (x^2-2mx+m=2)\(x-m) luôn đồg biến trên tưng khoảng xác định của nó
hàm phân thức thì em làm tương tự như những vi dụ của thầy thôi.
bài toán xác định m để hs đồng biến trên 2 khoảng thì làm sao thầy .
Thầy ơi cho e hỏi lm thế nào tìm đk m để hàm số NB trên R khi a-hệ số lại lớn hơn 0
Vd: cho hàm số y= f(x)= x^3+(1-2m)x^2 +(2-m)x+ m+2
Tìm m để f(x) NB trên R
Em làm ngược lai với trường hợp của bài giảng này nhé, bài này là đồng biến trên R
https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-luon-dong-bien-tren-r/
Nếu chứa tham số m thì tham khảo bài này: https://hoctoan24h.net/bai-2-tim-m-de-ham-so-luon-nghich-bien-tren-r/
1/4x^3-1/2(sinm+cosm)+3/4xsin2m.tìm m để hàm số đồng biến trên R
thầy giao giải cho em với em cám ơn thầy nhiều.
Tại sao nghiệm của th1 không được kết luận vậy thầy?? mình không cần tổng hợp nghiệm của th1 hả thầy
có chứ em, thầy kết kuận cả 2 th mà. em xem kĩ phần kết luận bên dưới nhé. Hãy xem kĩ nhé, nếu có chỗ nào thầy làm chưa chính xác cứ thảo luận tiếp nhé.
thầy ơi thầy giúp e bài này với ạ
Cho hàm số y=1/3 (m^2-1) x^3+(m-1) x^2-2x+1(m≠±1)
Tìm m để hàm số nghịch biến trên khoảng K=(-oo;2)
e thắc mắc là nếu như x1<x2<2 thì (x1-2)(x2-2)<0
Nếu như vậy thì x1 cũng có thể lớn hơn x2 và lớn hơn 2 mà
Với bài này hệ số a chưa tham số thì em phải xét th hệ số a dương và a âm, khi đó sẽ có 2 th của bảng biến thiên. (x1-2)(x2-2)>0
Còn chỗ em hỏi nếu x1
Khi nào mới được dùng phương pháp cô lập “m” vậy thầy. Và có mấy kiểu “m” nên cô lập vậy ạ?!
Khi nào mà trong pt y’ của em tham số m có lũy thừa cùng bậc thì áp dung nhé
thầy ơi cho em hỏi một chút ạ,nếu như mình tính đenta phảy <= 0 mà ra một số thực như là 18<=0 (vô lí) xong mình kết luận như thế nào ạ , đề bài là cho hàm số đồng biến trên R , THẦY GIÚP em với ạ , cảm ơn thầy
Sau khi tính được delta’<=0, em xét tiếp hệ số a nữa. Nếu a>0 thì hàm số đồng biến
Nếu a<0 thì hàm số nghịch biến
Thầy ơi giúp e giải bài này với ạ?cho ham sô y=(x^2-2mx+3m^2)/(2m- x).tim m để ham số đó nghịch biến trên khoảng (âm vô cùng đến 1)
Bài này giống dạng trong bài giảng của thầy rồi mà, em xem kĩ phương pháp làm rồi áp dụng thôi
thưa thầy có công thức tổng quát không ạ?
Cái này sao có công thức đc hả em, chỉ có phương pháp tổng quát thôi. Bài giảng này thầy trình bày rất tổng quát rồi.
Em có thể xem đầy đủ 8 bài giảng của thầy về tính biển thiên của hàm số trong link này nhé: https://hoctoan24h.net/tag/tinh-dong-bien-nghich-bien-cua-ham-so/
Ngoài ra em xe thêm 2 bài này nhé, mẹo phân tích đồ thị: https://hoctoan24h.net/tag/meo-phan-tich-do-thi/
em mới học lớp 10 giải bài đó như thế nào thầy
thầy ơi,tại sao khi xét hàm số đồng biến trên r thì cho delta nhỏ hơn hoặc bằng 0,còn khi xét hàm số đồng biến trên khoảng thì cho delta lớn hơn 0 rứa thầy?e cảm ơn
Không phải trên r thì delta nhỏ hơn 0, trên khoảng thì delta lớn hơn 0. Cái này phải dựa vào dấu của tam thức bậc 2
Đề bài yêu cầu đồng biến trên r (tức là thỏa mãn với mọi x) thì tam thức bậc 2 (chính là y’) lớn hơn hoặc bằng 0 với mọi x. Từ đó ta có đk
$a>0;\Delta \leq 0$
(dựa vào dấu của tam thức bậc 2 em nhé)
Ở trên xét với $\Delta \leq 0$ tồi thì còn lại th lớn hơn 0
Tốt lắm thầy. Xem cũng hiểu nhưng còn cách nào ngắn gọn hơn ở thầy để dùng máy tính giải nhanh hơn ở ạ.
giải trắc nghiệm thì có cách thử đáp án. Em có thể tra trên gg có nhiều video hướng dẫn trắc nghiệm.
Thầy giải hộ e bài này ạ. Tìm m để h/s y=2÷3(x³) + mx² + mx² -1 đồng biến trên(-vô cùng : -1)
Em tham khảo bài giảng này nhé
https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-1-vo-cuc/
và bài này
https://hoctoan24h.net/tim-m-de-ham-so-dong-bien-tren-khoang-03/
Cho e hỏi tim m de y=sinx+m/sinx-m nghich bien tren (pi/2;pi)
em đạo hàm lên có chưa m và cos, mà trong khoảng đang xét thì cos âm
em xét lần lượt m=o, m<0, m>0 xem cái nào làm cho y’<0 là đc
Thầy ơi tại sao thầy cho x1 x2 nhỏ hơn 1 ạ ? Nhỡ x1 x2 lớn hơn 1 thì sao ạ ?
Dựa vào bảng biến thiên ta thấy hàm số đồng biến trên khoảng (x2;+vocùng). Do đó để hàm số đồng biến trên (1;+vocùng) thì cái khoảng (1;+vocùng) phải là tập con của (x2;+vocùng) tức là x2<=1
Thế thầy ơi khi nào thì phải xét 2 trường hợp ?0 ạ ?
Ý e là khi nào thì phải 2 trường hợp với delta >0 và delta <0 ạ ?
Th delta <0 là dùng để xét hàm số đb hay nb trên R.Ngược lại thì đb hay nb trên khoảng cho trước.
Nhưng đb hay nb trên R thì cũng sẽ đb hay nb trên khoảng nên mình vẫn xét để không bị mất nghiệm.
thầy giải giúp em bài này với ạ.
tìm m để hàn số đồng biến trên khoảng(-2;-1): y=(e^x -1)/(e^x -m)
Em đạo hàm bình thường sau đó xét y’>=0. => m=?
Em phải xét tiếp đk $e^x \neq m$ => $x \neq ln(m)$
Mà $x \in(-2;-1)$ => $m \notin (-2;-1)$ => m=?
Kết hợp 2 giá trị m ta sẽ đc m cần tìm
thầy ơi thầy có thể phân biệt giúp em hợp của các khoảng và mỗi khoảng khác nhau chỗ nào ạ. ví dụ đối với hàm bậc 3 mà đáp án : A.hàm số đồng biến trên mỗi khoảng (-dvc, 1 ) và (1, +dvc) . B. hàm số đb trên khoảng (-dvc,1) U (1, =dvc). C.hàm đb trên R/(1) thì khác gì nhau ạ
Không dùng như này được: hàm số đb trên khoảng $(-\infty;1)U(1;+\infty)$ mà phải dùng như này: hàm số đb trên các khoảng $(-\infty;1)$ và $(1;+\infty)$
Thầy ơi sao chuyển sang xét Th2 thì lại là Delta’ >0 vậy ạ?
thầy giải giúp e bài này với ạ
y= x^2 + 5x + m^2 + 6 / x+3 đồng biến trên khoảng (1; dương vô cùng) ạ
Em cảm ơn thầy
Thầy cho em hỏi hàm phân thức muốn đồng biến thì y’ >0 chứ sao y’> hoặc bằng 0 được ạ ? Em cảm ơn nhiều ạ
Nếu là hàm b1/bậc 1 thì chỉ cần y’>0 vì trên tử của y’ là 1 hằng số. Còn hàm bậc 2/ bậc 1 thì trên tử y’ vẫn còn chứa ẩn nên dấu bằng vẫn sảy ra em nhé.
những bài ntn thì chia 2 th như này ạ?
E vẫn chưa hiểu chỗ X1< X2=0
Thầy ơi em vẫn chưa hỉu chỗ m<= 1
Em để ý chỗ $m\notin (1;+\infty)$ tức là nếu giá trị m nằm trong khoảng $(1;+\infty)$ thì không thỏa mãn. Vậy m phải lấy những giá trị ngoài khoảng này tức là nửa khoảng $(-\infty;1]$ hay $m\leq 1$
Thầy cho em hỏi : tích (x1-1)(x2-1) >=0 => x1>=1; x2>=1 nữa vậy điều kiện tương đương ở trên đã hợp lí chưa ạ
Ở đây vì $x_1 $x_1-1<0$ và $x_2-1\leq 0$ là hợp lý mà bạn.
phải có tổng (….)+ (…) nữa mới đủ
tổng đó nhỏ hơn không đúng k thầy
Cho e hỏi pt này với ạ : (mx+1)/(x+m) tìm nó đồng biến trên (1;+vô cùng).
Em tham khảo thêm bài giảng này nhé https://hoctoan24h.net/bai-3-tim-m-de-ham-so-nghich-bien-tren-khoang-ab/
Em tham khảo bài giảng này nhé https://hoctoan24h.net/bai-3-tim-m-de-ham-so-nghich-bien-tren-khoang-ab/
Thầy ơi nếu là bài tìm m để phương trình lượng giác đơn điệu trên một khoảng xác định thì phải làm thế nào ạ
Thầy ơi, vậy nếu nó hỏi từ [1;+&) thì có gì khác so với khoảng (1;+&) không thầy ?
Thầy cho em hỏi bài này vs ạ
Tìm m để Y=(x-2)/(x+m) nghịch biến trên (-1.+ vô cùng)
E cảm ơn thầy
Em tham khảo bài giảng này xem nhé https://hoctoan24h.net/bai-3-tim-m-de-ham-so-bac-nhat-tren-bac-nhat-nghich-bien-tren-khoang-ab/
Thay xem giup e.tìm các giá trị của m sao cho.y=tanx-2/tanx-m.đồng biến trên (0;π/4)
Em tính đạo hàm y’ bình thường, cho y’>=0 thì tìm được m.
đạo hàm tanx=1/cos^2(x).
thay oi giup em phan biet cho nay voi”‘tai sao bai nay thay dao ham rui moi co lap m tai sao lai khong co lap m rui moi dao ham ”’ vay khi nao ta moi co lap m rui moi dao ham
bị lỗi thuật toán nhiều quá,đọc không hiểu lắm thầy ạ
thầy viết lại cho em chỗ TH1 đc ko ạ
thầy ơi, thầy giảng cho e câu này đc ko? y=x^4-2(m-1)x2+m-2 đồng biến trên (1;3) với điều kiện m ntn?
em áp dụng phương pháp cô lập m rồi giải nhé https://hoctoan24h.net/phuong-phap-co-lap-m-trong-khao-sat-tinh-don-dieu-ham-so/
Ở vd1 hàm phân thức đồng biến thì tử>0 thôi sao thầy lại có=
tử >0 chỉ áp dụng cho hàm b1/b1 thôi em nhé. vì đạo hàm lên thì tử là hàng số. còn dạng này thì tử vẫn chứa ẩn em nhé
Thầy ơi giải thích giúp em chỗ TH hợp 1 với.
Tại sao từ chỗ 3m^2+m<=0 thì lại ra nghiệm -1/3<m<0 ạ. Em tưởng kết quả phải là hoặc m<=0, m<=-1/3 chứ . vì từ đầu đều là dấu nhỏ hơn hoặc = mà
hai nghiệm của tam thức bậc hai là m=0 và m=-1/3. trong khoảng 2 nghiệm trái dấu hệ số a, ngoài khoảng 2 nghiệm cùng dấu với hệ số a. em có thể dùng máy tính để giải bất pt trên xem nhé.
thầy ơi tại sao để hàm số đồng biến trên (+vô cực,1) thì x1<x2<=1 vậy thầy