Tìm m để hàm số luôn đồng biến trên R là một dạng toán cơ bản khi xét sự biến thiên của hàm số. Để làm được dạng toán này thông thường có hai cách hay sử dụng, đó là:
– Sử dụng dấu của tam thức bậc hai
– Sử dụng bảng biến thiên, tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số sau khi cô lập m.
Trong dạng khảo sát hàm số thì bài toán phụ luôn luôn là bạn đồng hành. Để khảo sát và vẽ được đồ thị hàm số của hàm số thì mỗi học sinh chúng ta cần nắm được những kiến thức đầu tiên của khảo sát hàm số, đó là: tính đồng biến, nghịch biến của hàm số.
Để các bạn có thể hiểu rõ hơn phần này thì hôm nay thầy gửi tới chúng ta một video bài giảng, đây sẽ là video đầu tiên thầy xây dựng nằm trong seri về sự đồng biến – nghịch biến của hàm số.
Trong chuyên đề về sự đồng biến, nghịch biến của hàm số thầy gửi tới chúng ta sẽ có các dạng bài giảng như sau:
1. Tìm m để hàm số luôn đồng biến trên R
2. Tìm m để hàm số luôn nghịch trên R
3. Tìm m để hàm số luôn đồng biến trên khoảng (a;b) bất kỳ
4. Tìm m để hàm số luôn nghịch biến trên khoảng (a;b) bất kỳ
Trong video bài giảng ngày hôm nay thì thầy sẽ trình bày với chúng ta dạng bài tập đầu tiên: Tìm m để hàm số luôn đồng biến trên R. Bài tập trong video này cũng không có gì khó cả, tất cả đều rất cơ bản với mong muốn học sinh nào cũng có thể hiểu và làm được.
Và để làm được tốt bài tập trong dạng này thì các bạn cũng cần nhớ lại phương pháp xét dấu của tam thức bậc 2. Bạn nào không nhớ thì có thể xem lại chương trình trong sách giáo khoa toán lớp 10 hoặc có thể nhờ sự giúp đỡ của cụ Google.
Có thể bạn quan tâm: Chuyên đề video bài giảng về tiếp tuyến
Còn bây giờ mời các bạn theo dõi bài giảng
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Định m để hàm số luôn luôn tăng là như thế nào
thầy ơi cho e hỏi
tại sao khi g(x) >=o thì denta’g(x)<=0 v thầy
cho tam thức bậc 2 y= g(x). Khi Delta<=0 thì tam thức bậc 2 có nghiệm kép hoặc vô nghiệm. Mà vô nghiệm thì Delta<0. Vậy để g(x)>=0 thì delta<=0 và hệ số a>0 (cùng dấu với g(x))
vậy ngược lại để hàm nghịch biến g(x)= 0 đúng ko thầy
Hàm số nghịch biến thì g(x)<=0 em nhé. đólà lý thuyết mà
Thầy ơi f(x)>=0 denta <=0 thì đồng biến còn ngịch biến thì ngược lại là f(x) =0 phải ko thầy
cho tam thức bậc 2 : $f(x)=ax^2+bx+c$
f(x)>=0 nếu a.f(x)>=0
f(x)<=0 nếu a.f(x)<=0
thầy giải hộ e câu này với .tìm tất cả giá trị của m để hs đôg biến y=mx*3+mx*2+(m-1).x -3
THẦY CH OE HỎI BÀI NÀY TÌM M ĐỂ HÀM SỐ Y=(2M+1)SINX +(3-M)X LUÔN ĐỒNG BIẾN TRÊN R EM GIẢI RA -4<=M<=2/3 NHƯNG TRONG ĐÁP ÁN LẠI KHÔNG CÓ DẤU BẰNG .EM THẮC MẮC TẠI SAO CHỖ NÀY K CÓ DẤU BẰNG Ạ
đáp án của em đúng rồi, đáp án của họ nhiều lúc cũng có thể nhầm lẫn chút. Em thay m=4 vào y’ rồi xét xem y’>0 với mọi x.
thầy cho e nick facebook của thầy dc k ạ
mà thầy cho e hỏi đối với hàm phân thức để xét tính đồng biến nghịch biến thì cũng cho y’>=0 hoặc y’0 hoặc y'<0 nhưng nhiều lúc đáp án e thấy vẫn có dấu bằng .
để xét tính đồng biến nghịch biến của hàm phân thức thì cho y’>=0 hoặc y'<=0 rồi xét tại dấu bằng xem hàm số có suy biến k đúng k ạ
với hàm bậc nhất/ bậc nhất thì không sảy ra dấu bằng vì trên tử của y’ luôn là 1 hằng số. Còn hàm bậc 2/ bậc 1 thì vẫn sảy ra dấu bằng
facebook.com/anhcubk em nhé
e vẫn đang mắc chỗ kết hợp 2 nghiệm ý thầy ạ
Hàm số y= – 2018×2 đồng biến khi nào ạ
hàm y=-2018x^2 đồng biến khi x<0 em nhé. vì hàm bậc 2 này có a=-2018 <0
Tại sao pt có nghiệm kép hoặc vô nghiệm thì hs mới đồg biến hoặc nghịch biến ạ