Phép tịnh tiến là một phép biến hình được ứng dụng rất nhiều trong toán học và trong các ngành khoa học khác. Trong bài giảng hôm nay thầy sẽ hướng dẫn chúng ta làm dạng toán tìm tọa độ điểm bằng phép tịnh tiến. Trước khi vào bài tập dạng này chúng ta cùng xem lại lý thuyết và một số tính chất của phép tịnh tiến để áp dụng.
Tham khảo bài giảng:
- Tổng hợp lý thuyết và bài tập các phép biến hình
- Tìm phương trình đường tròn bằng phép tịnh tiến
- Tìm tọa độ điểm bằng phép đối xứng tâm
1. Định nghĩa phép tịnh tiến
Trong mặt phẳng cho vectơ $\vec{v}$. Phép biến hình biến mỗi điểm M thành điểm M’ sao cho $\vec{MM’}=\vec{v}$ được gọi là phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$
Phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$ được kí hiệu là: $T_{\vec{v}}$, $\vec{v}$ được gọi là vectơ tịnh tiến.
Như vậy: $T_{\vec{v}}(M) = M’ \Leftrightarrow \vec{MM’} =\vec{v}$
Phép tịnh tiến theo vectơ – không chính là phép đồng nhất.
2. Tính chất của phép tịnh tiến
a. Tính chất 1: Nếu $T_{\vec{v}}(M) = M’$, $T_{\vec{v}}(N) = N’$ thì $\vec{M’N’}=\vec{MN}$ và từ đó suy ra M’N’=MN.
b. Tính chất 2: Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó, biến tam giác thành tam giác bằng nó, biến đường tròn thành đường tròn có cùng bán kính.
3. Biểu thức tọa độ
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ $\vec{v}=(a;b)$. Với mỗi điểm M(x;y) ta có M'(x’;y’) là ảnh của M’ qua phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$.
Khi đó $\vec{MM’} = \vec{v} \Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’-x=a\\y’-y=b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.$
Đó là một số khái niệm và tính chất của phép tịnh tiến chúng ta cần nắm được để có thể giải được bài tập. Ngay sau đây thầy sẽ hướng dẫn chúng ta làm một số bài tập tìm tọa độ điểm bằng phép tịnh tiến và tìm phương trình đường thẳng cũng bằng phép tịnh tiến.
4. Bài tập tìm tọa độ điểm bằng phép tịnh tiến
Bài 1: trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ $\vec{v}=(-1;2)$, hai điểm A(3;5) và B(-1;1) và đường thẳng d có phương trình: $x-2y+3=0$.
a. Tìm tọa độ của các điểm A’; B’ theo thứ tự là ảnh của A; B qua phép tịnh tiến theo $\vec{v}$
b. Tìm tọa độ của điểm C sao cho A là ảnh của C qua phép tịnh tiến theo $\vec{v}$
c. Tìm phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo $\vec{v}$
Hướng dẫn giải:
Trong bài tập này vectơ tịnh tiến chính là vectơ $\vec{v}=(-1;2)$. Do đó ta chỉ cần sử dụng tới biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến là giải ngon lành rồi.
a. Gọi tọa độ của điểm A'(x’;y’), ta có:
$T_{\vec{v}}(A) =A’\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=3-1\\y’=5+2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=2\\y’=7\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm A’ là A'(2;7)
Gọi tọa độ của điểm B'(x’;y’), ta có:
$T_{\vec{v}}(B) =B’\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-1-1\\y’=1+2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-2\\y’=3\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm B’ là B'(-2;3)
b. Tìm tọa độ của điểm C
Điểm C ở đây chính là điểm vật, tọa độ của A(3;5) là tọa độ của điểm ảnh hay A(3;5)=A(x’;y’).
Gọi tọa độ của điểm C(x;y), áp dụng biểu thức tọa độ ta có:
$T_{\vec{v}}(C) =A\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}3=x-1\\5=y+2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=4\\y=3\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm C là C(4;3)
c. Việc tìm phương trình của đường thẳng d thầy sẽ hướng dẫn chúng ta giải theo 3 cách
Cách 1: Tìm phương trình của đường thẳng d theo biểu thức tọa độ
Gọi M(x;y) là điểm thuộc đường thẳng d và M'(x’;y’) là điểm thuộc đường thẳng d’. Ta có:
$T_{\vec{v}}(M) =M’\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=x-1\\y’=y+2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x=x’+1\\y=y’-2\end{array}\right.$
Vì điểm $M\in d$ nên ta có tọa độ của M thỏa mãn phương trình đường thẳng d:
Ta có: $(x’+1)-2(y’-2)+3=0 \Leftrightarrow x’-2y’+8=0$
Như vậy điểm M’ thuộc đường thẳng d’ có phương trình là: $x-2y+8=0$
Cách 2: Tìm phương trình của đường thẳng d theo tính chất 2
Vì đường thẳng d’ cần tìm là ảnh của đường thẳng d nên đường thẳng d’ sẽ song song hoặc trùng với đường thẳng d. Khi đó đường thẳng d’ sẽ có phương trình là: $x-3y+c=0$
Lấy 1 điểm $D(-3;0)\in d$. Gọi $D'(x’;y’)\in d’$ là ảnh của điểm D qua phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$. Ta có: $T_{\vec{v}}(D) =D’\Leftrightarrow\left\{\begin{array}{ll}x’=x+a\\y’=y+b\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-3-1\\y’=0+2\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}x’=-4\\y’=2\end{array}\right.$
Vậy tọa độ của điểm D’ là: $D'(-4;2)$
Vì điểm D’ thuộc đường thẳng d’ nên tọa độ của D’ thỏa mãn phương trình d’, tức là: $-4-2.2+c=0 \Leftrightarrow c=8$. Từ đó ta có phương trình đường thẳng d’ là: $x-2y+8=0$
Cách 3:
- Lấy 2 điểm M; N thuộc đường thẳng d
- Tìm ảnh của 2 điểm M; N qua phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$
- Đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d sẽ đi qua M’; N’
- Viết phương trình đường thẳng M’N’
Bài 2: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình: $2x-3y+3=0$, đường thẳng $d_1$ có phương trình: $2x-3y-5=0$. Tìm tọa độ của vectơ $\vec{v}$ có giá vuông góc với đường thẳng d để $d_1$ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo vectơ $\vec{v}$.
Hướng dẫn giải:
*. Phân tích bài toán:
- Đường thẳng $d_1$ là ảnh của d qua $T_{\vec{v}}$ nên $d//d_1$
- Vectơ $\vec{v}$ có giá vuông góc với đường thẳng d nên $\vec{v}$ chính là 1 vectơ pháp tuyến của d. Hay $\vec{v}$ là một vectơ chỉ phương của đường thẳng $d_2$ vuông góc với đường thẳng d.
- Viết phương trình đường thẳng $d_2$ bằng cách: đi qua 1 điểm M thuộc d và nhận VTPT của d làm VTCP
- Tìm giao của $d_2$ với $d_1$ tại điểm N. Khi đó $\vec{v} = \vec{MN}$
*. Lời giải:
Vì đường thẳng $d_1$ là ảnh của d qua $T_{\vec{v}}$ nên $d//d_1$. Mặt khác vectơ $\vec{v}$ có giá vuông góc với đường thẳng d nên $\vec{v}$ chính là 1 vectơ pháp tuyến của d. Hay $\vec{v}$ là một vectơ chỉ phương của đường thẳng $d_2$ vuông góc với đường thẳng d.
Viết phương trình đường thẳng $d_2$:
- Vectơ pháp tuyến của dường thẳng d: $\vec{n_d}=(2;-3) \Rightarrow \vec{n_d} $ là vectơ chỉ phương của đường thẳng $d_2$.
- Lấy điểm M(3;3) thuộc d.
Phương trình đường thẳng $d_2$ đi qua M nhận $\vec{n_d}$ làm VTCP: $\left\{\begin{array}{ll}x=3+2t\\y=3-3t\end{array}\right.$ $t\in R$
Giao điểm của $d_2$ với $d_1$ là điểm N:
Thỏa mãn hệ phương trình: $\left\{\begin{array}{ll}x=3+2t\\y=3-3t\\2x-3y-5=0\end{array}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{ll}t=\frac{8}{13}\\x=\frac{55}{13}\\y=\frac{15}{13}\end{array}\right.$
Ta có tọa độ của N là: $N(\frac{55}{13};\frac{15}{13})$
Tọa độ của vectơ MN là: $\vec{MN}=(\frac{16}{13};\frac{-24}{13})$
Vậy vectơ tịnh tiến $\vec{v}$ cần tìm là:$\vec{MN}=(\frac{16}{13};\frac{-24}{13})$
Qua bài giảng trên đã giúp chúng ta hiểu thêm về việc tìm tọa độ điểm bằng phép tính tiến. Chúng ta cần phải nắm được biểu thức tọa độ và tính chất của phép tịnh tiến để làm toán. Qua hai bài tập trên hy vọng phần nào giúp các bạn giải bài tập trong dạng này. Trong bài giảng sau thầy tiếp tục trình bày về phép tịnh tiến thông qua dạng bài tập tìm phương trình đường tròn và đường thẳng.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Cám ơn thầy ạ . Nhơf thầy có mấy bài e k hiêu giờ bt nhiều r ạ
Thầy ơi! hình như bài 2 bị lỗi rồi
nếu thế x=3+2t và y=3-3t vào 2x-3y-5=0 thì ta được
2*(3+2t)-3(3-3t)-5=0
<=>6+4t-9+9t-5=0
<=>13t-8t=0
<=>t=8/13 còn của thầy ra t= 10/13 em vần không hiểu chỗ đó xin thây giải lại chậm hơn để em dễ nắm bắt
Thầy ơi! hình như bài 2 bị lỗi rồi
nếu thế x=3+2t và y=3-3t vào 2x-3y-5=0 thì ta được
2*(3+2t)-3*(3-3t)-5=0
<=>6+4t-9+9t-5=0
<=>13t-8t=0
<=>t=8/13 còn của thầy ra t= 10/13 em vần không hiểu chỗ đó xin thây giải lại chậm hơn để em dễ nắm bắt
Cám ơn em rất nhiều. Thầy đã update lại kết quả rồi nhé.
thầy ơi ở bài 2 nếu em lấy điểm M(0;1) thuộc d thì cuối cùng em tìm ra vecto MN có tọa độ là (55/13 ; 2/13) thì có đúng không ạ ?
Đc em nhé. Lấy tọa độ điểm cuối trừ tọa độ điểm đầu thôi.
em cám ơn thầy nhiều ạ.
thầy cho em hỏi là thầy có tài liệu về bài phép đối xứng trục và một số dạng bài tập về phép đối xừng trục không ạ ?
Thầy cũng không có nhiều tài liệu, em có thể tham khảo tài liệu này. Thầy cũng tổng hợp đc ở trên mạng về:https://drive.google.com/file/d/0B4JN7ZYXwWycVzlWb1V4eHBxNjg/view?usp=sharing
Em cám ơn thầy nhiều ạ . Tài liệu của thầy rất hay và hữu ích .
thầy ơi sao bài 2 lại phải thêm d2 ạ
vì chúng ta đang cần tìm vectơ tịnh tiến $\vec{v}$, mà vecto tịnh tiến này lại có giá vuông góc với d và d1. Do đó $\vec{v}$ chính là 1 vectơ chỉ phương của đường thẳng vuông góc với d và d1=> là d2. Em xem kĩ phần phân tích bài toán nhé.
Thầy ơi, vậy sao vecto v k phải là vecto pháp tuyến của d luôn ạ? = 2,-3
Vecto tinh tiến khác vecto pháp tuyến bạn ơi
Thầy ơi, cho em hỏi thêm là nếu đề hỏi là Tìm M” ảnh của M qua phép tịnh tiến theo véctơ v rồi đối xứng qua Oy thì mình làm sao ạ? Thầy trả lời giúp em với. Em cảm ơn ạ!!!
Em tiến hành tìm ảnh của M qua phép tịnh tiến đc M’ sau đó tìm ảnh của M’ qua phép đối xứng trục oy.
Dạ em cảm ơn nhiều ạ!!!!!
Thầy ơi bài hai làm sao mình tìm được điểm M thuộc d ?
Thầy ơi, nếu đề bài cho hai pt đường thẳng, tìm tọa độ vecto cùng phương với trục Ox sao cho phép tịnh tiến vecto v biến d thành d’ thì mình làm sao ạ?
giả sử cho 2 đường thẳng d1, d2. trong đó d1 là ảnh của d2
Em lấy 1 điểm M thuộc d1, viết phương trình đường thẳng d qua M song song với Ox
tìm giao của đường thẳng d với d2 tại N
vecto MN là vecto tịnh tiến cần tìm.
Thầy ơi thầy nói cụ thể hơn được không ạ em vẫn chưa hiểu lắm
Giải giúp e tìm ngược lại đi
ý của em là muốn hỏi bài toán ngược lại là sao?
em cám ơn thầy nhiều giờ em có thể giải được bài tập cô giao rồi ạ!
Xin chúc mừng bạn. Rất vui khi thầy giúp được các bạn chút gì đó.
Cho d: 3x-y-9=0. Tìm vectơ a có giá song song trục ox sao cho d’ là ảnh của d qua phép tịnh tiến theo vectơ a biết d’ đi qua góc tọa độ 0. Thầy giúp e
đường thẳng d’ là ảnh của d => d’ song song với d => d’: 3x-y+c=0.
d’ đi qua O(0;0) => d’: 3x-y=0.
tìm giao của d với Ox là A(3;0)
vì vectơ tịnh tiến có giá song song với Ox => $\vec{v}=\vec{OA}$
Bài giảng của thầy rất hay ạ,nhờ bài giảng của thầy e đã biết làm hơn về phép tịnh tiến rồi ạ,e cảm ơn thầy nhiều
Phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, thầy cho e hỏi khi nào thì biến đường thẳng thành đường thẳng song song với nó, khi nào thì biến thành đường thẳng trùng với nó
Nếu vectơ tịnh tiến có giá song song hoặc trùng với đường thẳng d thì ảnh của d là đường thẳng d.
Nếu vectơ tịnh tiến có giá không song song hoặc trùng với d thì ảnh của d sẽ song song với d
Thầy ơi… bài thầy cho rất hay… nhưng mà chỉ có 2 trang thôi hà thầy…. hay thầy chuyển qua trang khác rồi… làm sao e có thể xem bài của thầy được ạ
thầy có 2 bài giảng về phép tịnh tiến nhưng đầy đủ dạng bài tập mà. Là tìm tọa độ điểm,tìm phương trình đường thẳng, tìm phương trình đường tròn.
Em có thể xem ở đây xem https://hoctoan24h.net/tag/phep-tinh-tien/
Thầy có thể gợi ý giúp em bài này được k ạ: cho đương tròn (C) có tâm I thuộc đt x+y-2=0 và tiếp xúc với 2 trục tọa độ. Tìm ảnh của (C) qua phép tịnh tiến vecto u biết u=(-1;2)
I thuộc đường thẳng => I(a;2-a)
I tiếp xúc với 2 trục tọa độ => khoảng cách từ I tới 2 trục là bằng nhau. => tọa độ I
Viết phương trình đường tròn (C) => đường tròn (C’)
Em cám ơn thầy nhiều ạ
Thầy ơi cho em hỏi khi nào thì phép tịnh tiến biến đường thẳng thành đường thẳng trùng với nó ạ
Em xem bình luận này nhé https://hoctoan24h.net/tim-toa-do-diem-bang-phep-tinh-tien/#comment-1907
Trong mp Oxy, cho hai đường tròn (C): x^2 y^2-10x+4y+25=0, (C’): (x-1)^2+(y+3)^2+(y+3)^2=2. Có hay không phép tịnh tiến theo vectơ v biến (C) thành (C’)
Thầy ơi thầy chỉ e làm bài này với
Trong mp Oxy, cho hai đường tròn (C): x^2 y^2-10x+4y+25=0, (C’): (x-1)^2+(y+3)^2+(y+3)^2=2. Có hay không phép tịnh tiến theo vectơ v biến (C) thành (C’)
Em tìm tâm và bán kính của 2 đường tròn ra thì sẽ thấy 2 đường tròn này có cùng bán kính R. Do đó tồn tại 1 phép tịnh tiến theo vectơ II’ biến đường tròn nọ thành đường tròn kia. II’ là tâm của 2 đường tròn.
Thầy ơi cho em hỏi em lấy điểm M(0;1) rồi em tìm Đường thẳng d2 đi qua M và nhận VTCP của d làm VTPT thì => d2: 3x+2y=2. Sau đó em tìm giao điểm của d2 với d1 thì ra được N(16/13;-11/13) khác kết quả của thầy là sao ạ?? Chỉ dùm em với
Cho d1:2x-3y+6=0
d2:2x-3y+12=0
Tìm một phép tịng tiến sao cho
a) d2 là ảnh của d1 và trục Ox biến thành chính nó
b) d1 là ảnh của d2 và đường thẳng d3 biến thành chính nó
d3 : x-y-1=0 nhé thầy
thầy ơi thầy cho em hỏi nếu đề bài là : trong mp 0xy cho ( E) ,tìm phương trình của ( E’) là ảnh của (E) qua vecto v thì lm thê nào ạ
Em xem bài này em nhé https://hoctoan24h.net/tim-phuong-trinh-duong-tron-bang-phep-tinh-tien/
thầy ơi, thầy trình bày mẫu về 1 bài tìm ảnh của pt đtron đi ạ
Trong bài giảng này thầy có để link tới tất cả các bài giảng về phép biến hình rồi mà, sao các em không để ý nhỉ? Em tham khảo ở đây nhé https://hoctoan24h.net/tim-phuong-trinh-duong-tron-bang-phep-tinh-tien/
Thấy ơi giúp em với: cho đường thẳng d 5 x + y – 5 = 0 Viết phương trình đường thẳng d’ phải là ảnh của d qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O(0;0) tỉ số k=-2 và phép tịnh tiến theo vectơ v(1;-3)
Em chia thành 2 bước:
B1: tìm ảnh của d qua phép vị tự đc d1
B2: Tìm ảnh của d1 qua phép tịnh tiến đc d2.
thầy ơi vì sao ở câu 1 lấy tọa độ điểm D(-3;0) ạ
Lấy điểm đó vì nó thuộc d, em có thể lấy bất kì điểm nào thuộc d đều được, lấy sao cho tọa độ điểm D nó xinh xắn là đc rồi.
Cho em hỏi
Tìm tọa độ điểm D thuộc trục hoành sao cho diện tích tam giác ABD bằng 25 biết A(1;2) B(-3;4)
thầy cho em hình của bài 2 với ạ
Thầy ơi cho em hỏi bài 2 sao thầy lấy M(3;3) vậy thầy, chỗ đó em vẫn chưa hiểu thầy ạ
Với lại em lấy M bằng tọa độ khác được không ạ?
1 đường thẳng có vô số điểm thuộc nó, do đó chúng ta có thể lấy bất kì điểm nào thuộc d cũng đc em nhé. Cứ cho x hoặc y 1 giá trị thì mình sẽ tìm đc tọa độ của 1 điểm. Khi lấy thì nên chọn sao cho đc điểm có tọa độ nguyên thì dễ tính toán
Thầy ơi cho em hỏi , bài 2 mk tự chọn toạ độ M tùy ý ạ?
ok em. Em có thể chọn điểm M bất kì thuộc d nhé
Thầy ơi em muốn hỏi câu này: đt d’ có pt : 3x+4y+6 = 0 là ảnh của đt 3x+4y+1 = 0 qua phép tịnh tiến theo vecto v. Tìm tọa độ vecto v có độ dài bé nhất, thầy giúp em với ạ, em cảm ơn
thầy ơi cho em hỏi 1 đường thẳng có thể có nhiều ảnh không ạ ?
( phép tịnh tiến )
Thầy, cho e hỏi tại sao M có toạ độ (3,3) vậy ạ
tọa độ của M ở đây là do thầy chọn. E có thể chọn điểm m có tọa độ khác đi cũng được, miễn sao nó thuộc vào đường thẳng d. Ở đây thầy lấy M(3;3) cho đẹp vì hoành độ và tung độ đều là số nguyên.
Thầy giải hộ em bài này với ạ:
Cho điểm A biểu diễn bởi véc tơ điểm v=[2 4 1 1]^T. Tịnh tiến điểm A theo véc tơ dẫn h=[1 2 1 1]^T, sau đó quay quanh trục y một góc 90 độ. Xác định véc tơ biểu diễn điểm A sau các phép biến đổi trên.