Trong bài giảng trước thầy đã gửi tới các bạn “Lý thuyết phương trình đường thẳng trong không gian” rất chi tiết và đầy đủ. Hôm nay thầy tiếp tục bài giảng trong chuyên đề này với dạng bài tập đầu tiên về viết phương trình đường thẳng, đó là: ” Viết phương trình đường thẳng dạng chính tắc “. Nếu bạn nào chưa rõ lý thuyết thì có thể xem bài giảng đó trong link trên nhé.
Để sử dụng được phương pháp này các bạn cần biết được:
– Véctơ chỉ phương của đường thẳng $d$. Điều này sẽ có được nếu biết hai điểm $A; B$ thuộc đường thẳng cần tìm. Lúc đó $\vec{AB}$ hoặc $\vec{BA}$ chính là véctơ chỉ phương của đường thẳng đó. Nếu như bài toán cho đường thẳng $d$ song song với đường thẳng $d_1$ thì véc tơ chỉ phương của đường thẳng $d_1$ cũng là véctơ chỉ phương của đường thẳng $d$.
Đó là những gì cần thiết mà chúng ta cần nắm được để làm bài tập dạng này. Sau đây thầy sẽ trình bày với chúng ta hai bài toán trong đề thi đại học những năm trước.
Xem thêm chuyên đề: Lý thuyết – Các dạng bài tập phương trình mặt phẳng trong không gian
Bài tập 1: Đề thi đại học khối B – năm 2007
Bài giải:
a. Phân tích bài toán:
– Ta cần xác định 1 điểm thuộc đường thẳng $d$ và 1 véctơ chỉ phương của $d$.
– Điểm $G \in d$ => Tọa độ điểm $G$ =?
– Đường thẳng $d$ vuông góc với mặt phẳng $(OAB)$ => VTCP của $d$ là ?
b. Trình bày lời giải:
Vì điểm $G$ là trọng tâm tam giác $OAB$ nên tọa độ điểm $G$ là:
$G=(\frac{0+1-1}{3};\frac{0+4+2}{3};\frac{0+2+4}{3}) = (0;2;2)$
Ta xác định véctơ pháp tuyến $\vec{n}$ của mặt phẳng $(OAB)$ như sau:
$\vec{OA}=(1;4;2)$ và $\vec{OB}=(-1;2;4)$
$\vec{n} = [\vec{OA},\vec{OB}] = \left (\begin{array}{ccc}\left |\begin{array}{cc}4 & 2\\2 & 4 \end{array}\right |;\left |\begin{array}{cc}2 & 1\\4 & -1 \end{array}\right |;\left |\begin{array}{cc}1 & 4\\-1 & 2 \end{array}\right |\end{array}\right ) =(12;-6;6)$
Chọn $\vec{n_1} = \frac{1}{6}\vec{n} =(2;-1;1)$ làm 1 véctơ pháp tuyến khác của $d$
Đường thẳng $d$ vuông góc với mặt phẳng $(OAB)$ nên véctơ pháp tuyến của mặt phẳng $(OAB)$ chính là véctơ chỉ phương của đường thẳng $d$.
Như vậy ta có véctơ chỉ phương của $d$ là: $\vec{u}=\vec{n_1} = (2;-1;1)$
Vậy đường thẳng $d$ đi qua điểm $G$ có véctơ chỉ phương là $\vec{u}= (2;-1;1)$ sẽ có phương trình chính tắc là:
$\frac{x}{2} = \frac{y-2}{-1} = \frac{z-2}{1}$
Bài tập 2: Đề thi ĐH khối D – 2006
Trong không gian với hệ trục tọa $Oxyz$ cho điểm $A(1;2;3)$ và hai đường thẳng:$d_1: \frac{x-2}{2} = \frac{y+2}{-1} = \frac{z-3}{1}$ và $d_2: \frac{x-1}{-1} = \frac{y-1}{2} = \frac{z+1}{1}$
Viết phương trình đường thẳng $d$ đi qua $A$ vuông góc với $d_1$ và cắt $d_2$.
Bài giải:
a. Phân tích bài toán:
– Chuyển phương trình đường thẳng $d_2$ từ dạng chính tắc về dạng tham số
– Gọi giao điểm của đường thẳng $d$ và $d_2$ là điểm $B$ => Điểm $B$ có thuộc $d_2$ không ? Xác định tọa độ của điểm $B$ ?
– Tính $\vec{AB}$ =? $\vec{AB}$ có là véctơ chỉ phương của đường thẳng $d$ ?
– Dựa vào $d$ vuông góc với $d_1$ => mối quan hệ giữa véctơ chỉ phương của $d$ và $d_1$ => kết quả ?
b. Trình bày lời giải:
Phương trình đường thẳng $d_2$ ở dạng tham số là:$\left \{\begin{array}{lll}x = 1-t\\y = 1+2t\\z = -1+t \end{array}\right.$ $t\in R$
Gọi giao điểm của đường thẳng $d$ và đường thẳng $d_2$ là điểm $B$ => $B \in d_2$. Khi đó điểm $B$ sẽ có tọa độ là: $B(1-t;1+2t;-1+t)$
Ta có: $\vec{AB} = (-t;2t-1;t-4)$. Vì hai điểm $A$ và $B$ đều thuộc đường thẳng $d$ nên $\vec{AB}$ sẽ là véctơ chỉ phương của đường thẳng $AB$
Véctơ chỉ phương của đường thẳng $d$ là: $\vec{u}=(2;-1;1)$
Vì $d \bot d_1$ nên ta có:$\vec{AB}.\vec{u} = 0 \Leftrightarrow -2t-2t+1+t-4=0 \Leftrightarrow t=-1$
Với $t=-1$ ta có $\vec{AB} =(1;-3;-5)$
Đường thẳng $d$ đi qua điểm $A(1;2;3)$ và nhận $\vec{AB}(1;-3;5)$ làm véctơ chỉ phương sẽ có phương trình là:$\frac{x-1}{1} = \frac{y-2}{-3} = \frac{z-3}{-5}$
Với bài tập 2 này các bạn có thể xem thêm 1 cách giải khác, đó là: Viết phương trình đường thẳng dạng tổng quát
Đó là hai bài toán nằm trong đề thi đại học các năm 2006 và 2007. Ta có thể sử dụng phương trình dạng chính tắc để làm hai bài toán này. Chúng ta vẫn có thể viết kết quả dưới dạng phương trình tham số, tuy nhiên vì bài này thầy muốn giới thiệu tới cách viết phương trình dạng chính tắc nên thầy đã trình bày theo hương như vậy.
Đây là một cách để các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt.
SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ
Thầy ơi, giảng cho e tn để viết PTĐt nếu đt này cắt siêu mặt bậc 2 có pt $(S):x_1x_3+x_2x_3+x_1x_2$ nha th`¿
Ý em là $(S):x_2x_3+x_3x_1+x_1x_2$ là pt siêu mặt bậc 2 có đt d tuỳ ý. Viết pt của d.
Pt có thể được viết gon lại là $S: xy+yz+xz$
Giải ta có $A=(1,1,1)$ và gọi $B=(2,4,-1)$. Khi đó suy ra vecto $\overrightarrow{AB}=(1,3,-2)$ làm chỉ phương cho d. Ở đây hai điểm $M(x,y,z)$ và $M_o(x_o,y_o,z_o)$ thuộc S. Vậy ta có pt của d là $d:\begin{cases}x=x_o+t \\ y=y_o+3t \\ z=z_o-2t\end{cases}$. Ai bit chắc zậy ?.
$d:\begin{cases}x=x_o+t \\ y=y_o+3t \\ z=z_o-2t\end{cases}$ và vecto chỉ phương $\overrightarrow{AB}=(1,3,-2)$.
$d’:\begin{cases}x=x_o \\ y=y_o\end{cases}$.
$d:\begin{cases}x=x_o+t \\ y=y_o+3t \\ z=z_o-2t\end{cases}$
Giúp e giải cho mp Oxy có đt d có pt $d:3x-y-3=0$. Viết ptđt $d_1$ là ảnh của d qua phép dời hình = cách làm liên tiếp tịnh tiến theo vecto $\vec v=(-1,2)$ và phép quay tâm O góc -90 độ.
Để tìm ảnh của đường thẳng d qua 2 phép dời hình em làm như sau:
1. Tìm ảnh của đường thẳng d qua phép tình tiến là đường thẳng $d_1$. Em có thể xem bài này: https://hoctoan24h.net/tim-toa-do-diem-bang-phep-tinh-tien/
2. Tìm ảnh của đường thẳng $d_1$ qua phép quay tâm O góc quay $=-90^0$. Em có thể tham khảo bài này: https://hoctoan24h.net/tim-anh-cua-mot-diem-qua-phep-quay/
Sau này em post bài đúng bài viết hoặc chuyên mục nhé.
Đoạn này sai thầy ơi:
Chọn n1→=12n⃗ =(2;−1;1)n1→=12n→=(2;−1;1) làm 1 véctơ pháp tuyến khác của d
Đúng ra phải là chọn n1 = 1/6 n chứ thầy
Ok. thầy sẽ update lại
thầy giúp e bài này với ạ:
Cho mặt phẳng (P): 2x+y+z-4=0 và hai đường thẳng d1: x-3/2 = y-2/1= z-6/5 và d2: x-6/3= y/2=z-1/1 Phương trình đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) và cắt hai đường thẳng d1 d2
d1 và d2 cắt đường thẳng d, mà d lại nằm trong (P) => d1 và d2 cắt (P)
Tìm tọa độ giao điểm của d1 và d2 với (P) là A và B. khi đó A và B thuộc d.
Ptđt d chính là ptđt AB