Viết phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm M, đi qua điểm A cho trước

Phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm $M(x_0;y_0)$ là một dạng toán cơ bản nhất và có lẽ cũng dễ nhất. Tại sao lại như vậy thì chúng ta đã biết rằng phương trình tiếp tuyến tại tiếp điểm có dạng: $y=f’_{(x_0)}.(x-x_0)+y_0$. Công việc của chúng ta là tìm $x_0; y_0; f’_{(x_0)}$, trong đó $x_0; y_0$ chính là tọa độ của điểm $M$, và ta chỉ cần đi tìm $ f’_{(x_0)}$ là xong. Một bước là xong bài toán dạng này rồi.

Đối với dạng viết phương trình tiếp tuyến biết tiếp tuyến đi qua điểm $A$ cho trước thì khó hơn dạng trên một chút, nhưng không phải là dạng đánh đố học sinh, các bạn cần biến đổi và tính toán một chút là cũng ok ngay. Với dạng này các bạn cần tìm $x_0;y_0;f’_{(x_0)}$.

Dạng thứ 3 thầy trình bày trong video này là dạng viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc, tức là chúng ta đã biết $f’_{(x_0)}$, công việc tiếp theo là đi tìm $x_0;y_o$. Với dạng phương trình tiếp tuyến mà biết hệ số góc các bạn có thể xem thêm bài giảng sau đây, bài giảng này thầy chọn ra các bài tập làm riêng cho dạng này.

Xem bài giảng: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc

Để có thể hiểu rõ hơn lý thuyết về các dạng phương trình tiếp tuyến thì các bạn có thể xem video này. Trong video bài giảng này thầy trình bày rất cụ thể về các dạng tiếp tuyến rồi.

Khi làm bài tập dạng tiếp tuyến các bạn nên xem video bài giảng sau, nó sẽ giúp các bạn tránh được nhều sai lầm hay các lỗi mắc phải khi tìm phương trình tiếp tuyến, đặc biệt là dạng phương trình tiếp tuyến tại điểm.

Bài giảng:  Sai lầm khi viết phương trình tiếp tuyến

Quay lại bài giảng hôm nay thầy gửi tới các bạn một số bài tập như sau:

Bài 1: Cho hàm số: $y=(x-1)^2(4-x)$ (C)

a. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số tại điểm uốn

b. Viết phương trình tiếp tuyến với (C) biết tiếp tuyến đi qua $A(4;0)$

Bài 2: Cho hàm số $y=2x^3-3x^2$ (C). Viết phương trình tiếp tuyến với (C) biết tiếp tuyến có hệ số góc là $12$




SUB ĐĂNG KÍ KÊNH GIÚP THẦY NHÉ

Chia sẻ lên mạng xã hội:

HOCTOAN24H

Cám ơn các bạn đã ghé thăm blog của mình. Hãy tặng HOCTOAN24H.NET 1 like + 1 lời động viên nếu thấy bài viết có ích với bạn. Chia sẻ với mục đích: "Cho đi là nhận"

Có thể bạn sẽ thích...

Bạn hãy đặt câu hỏi và thảo luận đúng chuyên mục bài giảng.Thảo luận lịch sự, có văn hóa, gõ đầy đủ ý nghĩa bằng tiếng việt có dấu để tránh trường hợp thảo luận của bạn bị xóa mà không rõ lý do. Xin cám ơn!

9 Thảo luận

  1. Trang says:

    Thầy có thể giảng thêm một số dạng viết pttt mà đề ra cho liên quan đến tam giác được không ạ,thực sự thầy giảng rất hay.học liền hiểu liền mong thầy giúp em ạ.

  2. maihuong says:

    cảm ơn thầy. bài thầy giảng rất dễ hiểu

  3. Phương Loan says:

    Thầy giảng rất dễ hiểu và nhiệt tình. E cảm ơn thầy. Mong th sẽ cho chúng e nhìu bài học mới ạ

  4. Ngọc khang says:

    Cám ơn thầy giáo nghèo ạ. Thầy giảng rất dễ hiểu

  5. hưng says:

    thầy giải cụ thể hộ e phương trình bậc 3 này với ạ: 4X3 +3X2 – 2 =0.
    em cảm ơn ạ, e nghỉ học lâu rùi xem lại lý thuyết nhưng không hiểu mong thầy giúp

  6. Lan anh says:

    thầy ơi, ở câu 2 , phần tìm y0 . kết quả của em khác với kết quả của thầy. có phải muốn tìm y0 ta thay x0 vào pt y ạ.kết quả của em là y0= 4( x=2) y0= -5 (với x= -1)

  7. Long says:

    Cách diễn đạt rất dễ hiểu

Leave a Reply

You have to agree to the comment policy.

error: Xin lỗi đã làm phiền bạn !!